International Tourist Corp
Ngôn ngữ:
English


Vịnh Hạ LongLặn biển Phú QuốcTour Tây Bắc ngắm ruộng bậc thang

16/01/2010 | RSS Feed

Liên kết du lịch ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai: Tôn vinh các sắc màu văn hóa

Người đăng admin | Viết nhận xét

Sau 5 năm hợp tác triển khai chương trình Du lịch về cội nguồn Phú Thọ – Yên Bái – Lào Cai, với việc tôn vinh các sắc mầu văn hóa, quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh và du lịch cộng đồng của ba tỉnh, chương trình đã trở thành sản phẩm du lịch cụ thể để quảng bá hình ảnh con người, bản sắc văn hóa, thiên nhiên và danh thắng ba tỉnh vùng Tây Bắc thông qua những sắc màu và phong tục tập quán đặc sắc của hơn 30 dân tộc anh em...

Với lợi thế địa hình của ba tỉnh và đời sống văn hóa đặc sắc của hơn 30 dân tộc anh em dọc dòng chảy sông Hồng và dãy Hoàng Liên hùng vĩ, chương trình “Về cội nguồn khám phá miền lễ hội” năm 2009 của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai đã tập trung vào phát triển loại hình du lịch xanh sinh thái, du lịch tâm linh gắn kết với du lịch cộng đồng, trong đó điểm nhấn là những sắc mầu và phong tục tập quán đặc sắc của hơn 30 dân tộc anh em. Bức tranh du lịch sinh thái ấy có Yên Bái nổi bật là hồ Thác Bà rộng 23.400ha có nhiều đảo, thảm thực vật và cảnh quan sinh thái đa dạng; Phú Thọ có rừng nguyên sinh Xuân Sơn kỳ thú với suối, thác, hang động, cỏ cây, muông thú... Với Lào Cai là SaPa thơ mộng, khí hậu mát dịu quanh năm, mùa đông có mây mù bao phủ, mùa xuân có hoa đào nở rộ trong màn khói sương  huyền bí, cùng  dãy Hoàng Liên Sơn xanh thẳm với đỉnh Phanxipăng - nóc nhà Đông Dương...

 

Cùng với thiên nhiên tươi đẹp và hấp dẫn thì rất nhiều đền, đình, chùa, nổi tiếng ở 3 tỉnh đã được Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái liên kết thành tour, tạo cơ hội lớn cho phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại đây. Đặc biệt, hình thức du lịch cộng đồng tại những điểm đến Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái được tập trung khai thác, tạo điểm nhấn cho cả chương trình.... Từ những hình ảnh rất đỗi thân quen giản dị bên những nếp nhà sàn đơn sơ, các thiếu nữ tay thoăn thoắt ngồi dệt thổ cẩm bên khung cửi với hoa văn sặc sỡ của núi rừng; hay những dải ruộng bậc thang mềm mại ôm lấy từng lưng đồi như những bức tranh vàng xanh mượt mà… đến nét văn hóa cổ và vũ khúc giao hòa - những tinh hoa văn hóa đậm đà bản sắc của ba tỉnh vùng Tây Bắc. Đó là những âm thanh của núi, với tiếng khèn là cây cầu bắc lời tỏ tình đôi lứa yêu nhau mạnh mẽ như chính cuộc sống của đồng bào khi đương đầu với những khắc nghiệt của núi cao và đá dựng; hay những điệu xoan ghẹo làm nặng lòng người đến, người đi qua vùng đất Tổ; những điệu xòe Tây Bắc rộn ràng níu bước chân ai... Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng nhưng tất cả đều phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương, bảo tồn những bản sắc riêng được thể hiện rõ trong mỗi dịp xuân về.

 

Mở đầu cho chương trình “Du lịch về cội nguồn năm 2009” là Chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc được tổ chức dưới chân Núi Hùng linh thiêng mang tính văn hóa, tính xã hội, tính dân tộc sâu sắc gắn với địa danh của cả 3 tỉnh. Tiếp đó là chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam” với các lễ hội đặc sắc trên địa bàn 13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ kéo dài từ đầu tháng giêng đến hết tháng ba năm Kỷ Sửu gồm các hoạt động văn hóa - thể thao truyền thống đặc sắc. Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hư­ởng ứng Lễ hội Đền Hùng đ­ược tổ chức với nhiều chư­ơng trình phong phú, đặc sắc tạo không khí vui tươi phấn khởi và để lại ấn t­ượng tốt đẹp đối đồng bào và du khách về dự. Ngoài hội trại văn hóa, hội diễn văn nghệ quần chúng; trình diễn diễn x­ướng dân gian, lễ hội truyền thống, giới thiệu ẩm thực dân gian, trình diễn trang phục dân tộc; thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy còn hàng loạt các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài n­ước.

 

Lên với Yên Bái là Lễ  hội Đền Đông Cuông (được định danh là “Đền Mẫu Thượng Ngàn”) - một trong hai đền lớn nhất ở thượng lưu sông Hồng tổ chức vào đầu tháng 2 âm lịch. Kết hợp với phần lễ là phần hội đ­ược tổ chức sôi nổi bằng nhiều trò chơi dân gian truyền thống của các địa phư­ơng như­: Hội vật, hội ném còn, hội kéo co, múa kiếm, hát xòe, hát đối… Cũng tại Yên Bái, với chủ đề “Nguồn sáng và những sắc màu văn hóa” Lễ hội khám phá Thác Bà - 2009 đã được tổ chức với nhiều tiết mục văn hóa, văn nghệ đặc sắc thể hiện tình yêu quê hương đất nước con ng­ười và mang đậm tính truyền thống của các dân tộc vùng hồ Thác Bà như: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Thái… Đặc biệt hội đua thuyền “Âm vang sông Chảy” đ­ược tổ chức lần đầu tiên tại vùng hồ Thác Bà và “Phiên chợ quê” với các mặt hàng truyền thống và đặc sản vùng hồ cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống sôi nổi: Hát xẩm, nghệ thuật thư­ pháp, đánh đu, làm tò he, sinh vật cảnh… gợi cho du khách nhiều trải nghiệm, khám phá.

 

Nơi thượng nguồn sông Hồng, cùng với lễ hội Đền Thượng (từ 14 - 16 tháng Giêng) được đánh giá thành công nhất từ trước tới nay là Tuần văn hóa du lịch Sa Pa diễn ra từ ngày 30-4 đến 4-5-2009 với Lễ khai mạc đậm đà hương núi, triển lãm nghệ thuật “Sắc màu vùng cao”; Hội chợ văn hóa ẩm thực Mường Hoa; Hội chợ Phong lan; Hội làng văn hóa dân tộc Mông; Đêm chợ tình…. gắn với các hoạt động của ngày Hội văn hóa thể thao các dân tộc tỉnh Lào Cai đã thu hút được trên 30.000 lượt khách đến tham dự. Ngoài ra còn giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng 2009 diễn ra vào trung tuần tháng 5 với sự tham gia của các “kị mã” không chuyên đến từ 11 xã của huyện Bắc Hà, Si-Ma-Cai và Tuần Văn hóa Du lịch Bảo Yên gồm nhiều chương trình sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo bà con các dân tộc huyện Bảo Yên như: Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc, Lễ dâng hương đền Bảo Hà và đền Phúc Khánh, chương trình Nghĩa Đô - hành trình khám phá… kết nối với huyện Quảng Bạ và Xín Mần (Hà Giang) tạo thành chuỗi chương trình sự kiện Lào Cai - Hà Giang với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn và độc đáo.

 

Ngoài các sự kiện trên tại tỉnh, Lào Cai đã tổ chức Chương trình du lịch khám phá Fansipan 2009 tại SaPa và Vườn quốc gia Hoàng Liên; Hội Chợ Thương Mại Du lịch Việt - Trung (Lào Cai) 2009, tổ chức vào đầu tháng 11 năm 2009 giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhằm trao đổi, quảng bá hoạt động thương mại và du lịch giữa hai bên.

 

Các sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch h­ưởng ứng Chư­ơng trình Du lịch về cội nguồn năm 2009, diễn ra trên địa bàn ba tỉnh đã thu hút gần 6 triệu l­ượt khách. Qua quá trình tổ chức các lễ hội, nhiều phong tục tập quán, gia phong làng xã, các trò diễn dân gian truyền thống như­ng đã mai một của trên 30 dân tộc thuộc địa bàn ba tỉnh đã dần đư­ợc phục hồi, phát triển, tạo được nét đặc tr­ưng riêng vốn có của mỗi dân tộc, gây đ­ược sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước...

 

Các hoạt động trên cũng góp phần làm tăng thêm hiệu quả kinh doanh du lịch của ba tỉnh. Năm 2009, ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai có tổng số 545 cơ sở lưu trú du lịch, tăng 26%, lượt khách tăng 6% so năm 2008. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.128 tỷ đồng, tăng 8,3%. Đặc biệt, các tỉnh đã xác định được các sản phẩm du lịch đặc trư­ng của vùng là du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái. Đồng thời kết nối xây dựng đ­ược các tour, tuyến du lịch trên địa bàn 3 tỉnh như­: “Cội nguồn đất Tổ”, “Thăm chiến khu x­ưa”, “Đất Ngọc Lục Yên”, “Cội nguồn Tây Bắc”, “Sắc màu vùng cao”... Việc khai thác các tuor, tuyến mới phục vụ khách du lịch cũng đ­ược quan tâm, trong đó Phú Thọ bư­ớc đầu khai thác điểm du lịch sinh thái v­ườn Quốc gia Xuân Sơn, các ch­ương trình du lịch thăm hang động, thăm rừng, leo núi...; tỉnh Yên Bái xây dựng các tuor, tuyến du lịch đến các điểm du lịch Hồ Thác Bà, làng văn hóa du lịch Ngòi Tu, danh thắng ruộng bậc thanh Mù Căng Chải…

 

Nguồn: dulichvn.org.vn - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website






Các tin khác


Xem tất cả các tin




Tin trong ngày


Xem tất cả các tin




Tin mới nhất




Tin đã đăng

Tiep Thi Quang Cao