International Tourist Corp
Ngôn ngữ:
English


Vịnh Hạ LongLặn biển Phú QuốcTour Tây Bắc ngắm ruộng bậc thang

16/01/2010 | RSS Feed

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

người đăng admin | viết nhận xét

Dân tộc Pà Thẻn có khoảng trên 5.000 người sống tập trung chủ yếu ở hai huyện Bắc Quang (Hà Giang) và Chiêm Hóa (Tuyên Quang). Ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều lễ hội và phong tục từ xưa để lại, trong đó có lễ hội nhảy độc đáo, mang đậm nét huyền bí, hoang sơ.
 

Về với đêm hội

 

Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Đống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Để bắt đầu một lễ hội nhảy lửa phải có một thầy mo đến làm lễ cầu thần linh, thời gian làm lễ kéo dài 1-2 giờ trước khi lễ hội nhảy lửa được bắt đầu.

 

Xem thầy mo làm lễ

 

Khi thầy mo gõ vào đàn và làm lễ cúng, từng thanh niên sẽ ngồi đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc “nhập đồng” cho người nhảy lửa. Sau đó anh ta nhảy vào đống lửa mà không có cảm giác bỏng rát hay sợ hãi gì. Mỗi người thường nhảy lửa trong vòng 3-4 phút, sau đó tiếp tục làm lễ “nhập đồng”. Một người có thể tham gia nhảy nhiều lần, qua đó thể hiện sức mạnh, sự khéo léo và nhanh nhẹn của mình. Nhảy lửa chỉ dành cho nam giới và những chàng tai này luôn nhận được sự thán phục, ngưỡng mộ của mọi người.

 

Ngồi ở một đầu chiếc ghế dài và thấp, tay giơ cao, hai bàn tay nắm hai đầu thanh gỗ dài chừng 1m, chính giữa mỗi thanh gỗ là một cây đinh nhọn và có một sợi dây kim loại nối hai đầu thanh gỗ. Thầy cúng hạ tay. Phập. Cây đinh cắm ngập vào chiếc ghế dài, chia nó thành hai nửa: một nửa dành cho thầy cúng, nửa kia dành cho người sẽ nhảy vào lửa. Tiếng rì rầm khi to khi nhỏ phát ra đều đều từ miệng thầy cúng đồng thời với tiếng “tanh, tanh, tanh” từ chiếc dùi tre vót cẩn thận được ông gõ lên thanh kim loại, tay kia cầm đàn tràng. Nghi lễ này có nghĩa rằng thầy mo đang báo cáo tổ tiên về cuộc vui chơi này, sau đó đi tìm thần lửa và thần nước để xin phép. Nếu hai thần đồng ý hợp tác với nhau thì có thể nhảy vào lửa. Nếu thần không đồng ý, ông phải đi mời lại từ đầu. Những người đàn ông trẻ tuổi dần tụ lại xung quanh thầy cúng, mặt họ ngoảnh về phía đống lửa, đầy vẻ phấn khích. Lửa cháy mỗi lúc một lớn, giọng thầy cúng gấp gáp, hối hả, tiếng “tanh tanh tanh” nhanh dần, hối thúc. Ông Phùng Láo Tả, 50 tuổi (một người đã trên 10 lần nhảy lửa) cho biết: Khi đã nhập ma thì nhảy sẽ không thấy nóng và nhảy rất say. Nếu ma không nhập sẽ không thể nhảy được.

 

Nhảy lửa Pà Thẻn – Đêm thần bí và sôi động

 

Nhiều thanh niên Pà Thẻn bắt đầu tụ tập xung quanh thầy mo và lần lượt thay nhau ngồi lên đầu chiếc ghế dài. Trong phút chốc, họ rung bần bật, người cúi xuống v à bắt đầu nhảy lên từng lần một, cùng lúc bằng cả hai chân. Họ bắt đầu từ việc đưa tay vào bới đống lửa. Bất ngờ hơn nữa, họ đã nhảy hẳn vào đống lửa và lại nhảy ra trong tiếng hò reo cuồng nhiệt của mọi người. Than đỏ văng tứ tung. Ngọn lửa lại bốc cao ngùn ngụt boiử những tàn than đỏ đang bay lên. Cụ Hoa Văn Tải, 80 tuổi người Pà Thẻn cho biết: Chỉ có nam giới mới được tham gia nhảy lửa, còn phụ nữ thì không. Người Pà Thẻn tin rằng, một khi nhảy vào lửa, phụ nữ sẽ nhảy nhót suốt bảy ngày đêm không dừng lại được. Không chỉ riêng người Pà Thẻn, mà bất cứ người đàn ông nào cũng có thể nhảy vào lửa miễn là thầy mo đã cúng và nhập cho họ một sức mạnh nào đó. Sức mạnh của thần linh sẽ che chở và bảo vệ họ không bị bỏng. Lễ hội nhảy lửa đạt đến độ vui nhất khi mà tất cả những người đứng xem đều bị cuốn theo, tự nhiên cảm thấy mình có sức mạnh và cứ thế, nhảy vào đống lửa mà không hề cảm thấy cái nóng.

 

Trong khi thanh niên nhảy lửa, thầy mo vẫn tiếp tục làm lễ với tiếng nhạc mo vẫn tiếp tục làm lễ với tiếng nhạc đều đều huỳen bí lẫn với lời khấn lầm rầm. Đồng bào Pà Thẻn cho rằng, thời gian nhảy trên lửa của họ tùy theo sức mạnh được thần linh ban cho. Khi hết sức mạnh, họ tự bị đẩy ra khỏi đống lửa, trở về ngồi lễ và lại lắc lư trong tiếng nhạc, chờ thần linh ban sức mạnh cho đợt nhảy mới.

 

Theo Tạp chí du lịch





Festival Bến Tre 2010: Đong đầy cảm xúc về xứ dừa Việt Nam

người đăng admin | viết nhận xét

Tối 15/1, lễ khai mạc festival Bến Tre đã long trọng diễn ra tại Khu tượng đài Đồng Khởi, trung tâm TP Bến Tre. Cùng với lễ khai mạc này, xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội (từ ngày 15/1 đến 21/1), festival Bến Tre 2010 có 3 chương trình nghệ thuật nổi bật khác: Đêm hội hoa đăng, lễ kỷ niệm 50 năm ngày Bến Tre Đồng Khởi và đêm ca múa nhạc tổng hợp mang tên "Ký ức Đồng Khởi".

Tổng đạo diễn các chương trình nghệ thuật festival Bến Tre 2010, đạo diễn Lê Quý Dương cho biết, các chương trình của festival năm nay được xây dựng với những cảm xúc đặc biệt, dẫn dắt người tham dự đi từ cội nguồn đến hiện tại và hướng tới tương lai.

Lễ khai mạc dẫn dắt người xem đến với một Bến Tre gần gũi, mộc mạc nhưng luôn mở rộng lòng mình đón bè bạn bốn phương tới và cùng lắng nghe những câu chuyện lãng mạn, trữ tình của những rặng dừa trên các dải cù lao xanh.Nơi ấy có "ai đứng như bóng dừa tóc dài bay theo gió", có "cây cầu dừa" đón bàn chân người xa xứ bấy lâu giờ tìm về với quê hương, có cả những chàng trai lãng mạn si tình "phải lòng con gái Bến Tre" vẫn thường mộc mạc bộc bạch "bằng lòng đi em về với quê anh, một cù lao xanh một dòng sông xanh", có điệu hò, điệu lý tha thiết những "chiều trên sông Hàm Luông", có cả niềm "tự hào dáng đứng quê hương" của "những con người làm nên Đồng Khởi".

Nơi ấy, những vườn dừa dõi theo và gắn bó thành chung một số phận với đời người, có cả chia sẻ và cảm thông, có cả vinh quang và tha thứ. Sân khấu của lễ khai mạc hướng tầm nhìn của người xem vào không gian của nghệ thuật sắp đặt gần gũi, mộc mạc với tất cả những cung bậc tình cảm khác nhau của con người với xứ sở của dừa xanh.

Những ngôi nhà dừa bình dị, những bóng thuyền ba lá chở nặng dừa trái xum xuê, cây cầu dừa thành kỷ niệm của những lớp người đã sinh ra, đã đến, đã đi và cả đang tới.

Đêm hội hoa đăng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh được tổ chức vào tối 16/1 ngay trên dòng sông Bến Tre lịch sử, tại khu tượng đài của Anh hùng liệt sỹ Hoàng Lam, người chiến sỹ đặc công thủy huyền thoại năm nào. Hàng ngàn ngọn nến hoa đăng trên sông và những cảnh đánh chìm tàu giặc của đặc công thủy được phục dựng sẽ dẫn dắt người xem đi tiếp từ cảm xúc về một Bến Tre trữ tình lãng mạn trong lễ khai mạc đến với một Bến Tre của tấm lòng cảm tạ và tri ân sâu sắc đối với tất cả những ai đã ngã xuống cho mảnh đất này.

Sân khấu được thiết kế đặc biệt cho chương trình nghệ thuật kỷ niệm 50 năm Ngày Bến Tre Đồng Khởi tại khu Sao Mai, TP Bến Tre.

Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Bến Tre Đồng Khởi được tổ chức vào tối 17/1 tại khu Sao Mai, TP Bến Tre là điểm nhấn nổi bật của tổng thể chương trình với một chương trình nghệ thuật và một lễ diễu binh, diễu hành được tổ chức hoành tráng trên quê hương Đồng Khởi. Lễ kỷ niệm mang âm hưởng chủ đạo của một bản anh hùng ca bất diệt được dàn dựng kết hợp giữa hình ảnh của 50 đài đuốc lửa và hàng trăm ngọn đuốc dừa rực cháy với âm thanh của hàng trăm chiếc trống và hàng ngàn chiếc mõ tre được phát cho những người tham dự cùng đánh tạo nên không khí sống động nhất của những ngày đồng khởi năm xưa trên tổng thể sân khấu quảng trường.

Đêm ca múa nhạc tổng hợp mang tên Ký ức Đồng Khởi được tổ chức vào tối 18/1 tại sân khấu hội trường của UBND tỉnh Bến Tre có sức chứa hơn 700 người sẽ đem tới cho chúng ta cảm xúc tự hào và chắp cánh bay lên từ một truyền thống vẻ vang tới một tương lai nhiều triển vọng. Có thể coi đây như một lời tạm biệt chân thành nhất của nhân dân Bến Tre gửi tới bè bạn bốn phương về với Bến Tre - xứ sở dừa Việt Nam - quê hương Đồng Khởi lần này.

Nhạc sỹ Võ Đăng Tín, người con của Bến Tre, người từng vừa đánh mõ tre vừa chạy theo đoàn người đi diệt bốt phá đồn từ khi còn là một cậu bé, đã gửi gắm tất cả tâm hồn và tình cảm của mình trong một tác phẩm âm nhạc mang tên Ký ức Đồng Khởi, đã từng được trình diễn ở nhiều nước trên thế giới cũng sẽ được giới thiệu như một âm hưởng chủ đạo của chương trình này.


PV - CAND




Hải Dương: Khách du lịch đến Đảo Cò tăng hơn 12%

người đăng admin | viết nhận xét

Năm 2009, khu du lịch sinh thái Đảo Cò chi Lăng Nam, Thanh Miện, đón 29.752 du khách đến tham quan, tăng 12,4% so với năm 2008.

 

Trong đó, có 15 đoàn khách quốc tế. Doanh thu đạt 178 triệu đồng. Đảo có khoảng 15 nghìn con cò và vạc thường xuyên về đây trú ngụ. Ngoài ra, còn nhiều loài chim khác như mòng, két, lele, cú mèo... Vì thế, nơi đây không chỉ là điểm du lịch sinh thái độc đáo của vùng, mà còn là nơi giáo dục môi trường, bảo vệ thiên nhiên.

Đảo cò đã đón nhiều đoàn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng về tham quan, học tập. Ban quản lý đã in, phát hàng ngàn tờ rơi cho du khách nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc giữ gìn cảnh quan, môi trường, đàn cò, vạc. Hiện nay, Đảo Cò đang bị xói mòn. Trước mắt, Ban quản lý tiến hành đóng cọc bê tông xung quanh đảo, thả bèo và trồng một số cây thuỷ sinh để chống xói mòn do sóng. Dự kiến năm 2010, khu du lịch sẽ đón khoảng 35 nghìn lượt khách.

 

Nguồn: dulichvn.org.vn - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Miễn thuế cho khách du lịch mua hàng tại khu kinh tế cửa khẩu

người đăng admin | viết nhận xét

Ngày 14/01, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 08/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu (KTCK). Theo đó, từ nay đến hết ngày 31/12/2012, sẽ thực hiện bán hàng miễn thuế cho khách tham quan, du lịch tại khu phi thuế quan thuộc khu KTCK theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, khách tham quan du lịch tại khu phi thuế quan thuộc khu KTCK được mua hàng nhập khẩu miễn thuế, mang vào nội địa với trị giá hàng hóa không quá 500.000 đồng Việt Nam/người/ngày (trừ trị giá hàng hóa đã mua thuộc danh mục hàng hóa hạn chế bán miễn thuế). Trường hợp trị giá hàng hóa vượt quá 500.000 đồng, người mua hàng phải nộp đủ thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) đối với phần vượt quá định mức theo quy định của pháp luật hiện hành. Thông tư cũng nêu rõ danh mục hàng hóa hạn chế bán miễn thuế cho khách tham quan gồm: thuốc lá điếu các loại, bia các loại, rượu các loại.

 

Nguồn: dulichvn.org.vn - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Liên kết du lịch ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai: Tôn vinh các sắc màu văn hóa

người đăng admin | viết nhận xét

Sau 5 năm hợp tác triển khai chương trình Du lịch về cội nguồn Phú Thọ – Yên Bái – Lào Cai, với việc tôn vinh các sắc mầu văn hóa, quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tâm linh và du lịch cộng đồng của ba tỉnh, chương trình đã trở thành sản phẩm du lịch cụ thể để quảng bá hình ảnh con người, bản sắc văn hóa, thiên nhiên và danh thắng ba tỉnh vùng Tây Bắc thông qua những sắc màu và phong tục tập quán đặc sắc của hơn 30 dân tộc anh em...

Với lợi thế địa hình của ba tỉnh và đời sống văn hóa đặc sắc của hơn 30 dân tộc anh em dọc dòng chảy sông Hồng và dãy Hoàng Liên hùng vĩ, chương trình “Về cội nguồn khám phá miền lễ hội” năm 2009 của ba tỉnh Phú Thọ - Yên Bái – Lào Cai đã tập trung vào phát triển loại hình du lịch xanh sinh thái, du lịch tâm linh gắn kết với du lịch cộng đồng, trong đó điểm nhấn là những sắc mầu và phong tục tập quán đặc sắc của hơn 30 dân tộc anh em. Bức tranh du lịch sinh thái ấy có Yên Bái nổi bật là hồ Thác Bà rộng 23.400ha có nhiều đảo, thảm thực vật và cảnh quan sinh thái đa dạng; Phú Thọ có rừng nguyên sinh Xuân Sơn kỳ thú với suối, thác, hang động, cỏ cây, muông thú... Với Lào Cai là SaPa thơ mộng, khí hậu mát dịu quanh năm, mùa đông có mây mù bao phủ, mùa xuân có hoa đào nở rộ trong màn khói sương  huyền bí, cùng  dãy Hoàng Liên Sơn xanh thẳm với đỉnh Phanxipăng - nóc nhà Đông Dương...

 

Cùng với thiên nhiên tươi đẹp và hấp dẫn thì rất nhiều đền, đình, chùa, nổi tiếng ở 3 tỉnh đã được Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái liên kết thành tour, tạo cơ hội lớn cho phát triển loại hình du lịch văn hóa tâm linh tại đây. Đặc biệt, hình thức du lịch cộng đồng tại những điểm đến Phú Thọ - Lào Cai - Yên Bái được tập trung khai thác, tạo điểm nhấn cho cả chương trình.... Từ những hình ảnh rất đỗi thân quen giản dị bên những nếp nhà sàn đơn sơ, các thiếu nữ tay thoăn thoắt ngồi dệt thổ cẩm bên khung cửi với hoa văn sặc sỡ của núi rừng; hay những dải ruộng bậc thang mềm mại ôm lấy từng lưng đồi như những bức tranh vàng xanh mượt mà… đến nét văn hóa cổ và vũ khúc giao hòa - những tinh hoa văn hóa đậm đà bản sắc của ba tỉnh vùng Tây Bắc. Đó là những âm thanh của núi, với tiếng khèn là cây cầu bắc lời tỏ tình đôi lứa yêu nhau mạnh mẽ như chính cuộc sống của đồng bào khi đương đầu với những khắc nghiệt của núi cao và đá dựng; hay những điệu xoan ghẹo làm nặng lòng người đến, người đi qua vùng đất Tổ; những điệu xòe Tây Bắc rộn ràng níu bước chân ai... Mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng nhưng tất cả đều phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức xây dựng quê hương, bảo tồn những bản sắc riêng được thể hiện rõ trong mỗi dịp xuân về.

 

Mở đầu cho chương trình “Du lịch về cội nguồn năm 2009” là Chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc được tổ chức dưới chân Núi Hùng linh thiêng mang tính văn hóa, tính xã hội, tính dân tộc sâu sắc gắn với địa danh của cả 3 tỉnh. Tiếp đó là chương trình “Về miền lễ hội cội nguồn các dân tộc Việt Nam” với các lễ hội đặc sắc trên địa bàn 13 huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ kéo dài từ đầu tháng giêng đến hết tháng ba năm Kỷ Sửu gồm các hoạt động văn hóa - thể thao truyền thống đặc sắc. Các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hư­ởng ứng Lễ hội Đền Hùng đ­ược tổ chức với nhiều chư­ơng trình phong phú, đặc sắc tạo không khí vui tươi phấn khởi và để lại ấn t­ượng tốt đẹp đối đồng bào và du khách về dự. Ngoài hội trại văn hóa, hội diễn văn nghệ quần chúng; trình diễn diễn x­ướng dân gian, lễ hội truyền thống, giới thiệu ẩm thực dân gian, trình diễn trang phục dân tộc; thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy còn hàng loạt các hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp với sự tham gia của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài n­ước.

 

Lên với Yên Bái là Lễ  hội Đền Đông Cuông (được định danh là “Đền Mẫu Thượng Ngàn”) - một trong hai đền lớn nhất ở thượng lưu sông Hồng tổ chức vào đầu tháng 2 âm lịch. Kết hợp với phần lễ là phần hội đ­ược tổ chức sôi nổi bằng nhiều trò chơi dân gian truyền thống của các địa phư­ơng như­: Hội vật, hội ném còn, hội kéo co, múa kiếm, hát xòe, hát đối… Cũng tại Yên Bái, với chủ đề “Nguồn sáng và những sắc màu văn hóa” Lễ hội khám phá Thác Bà - 2009 đã được tổ chức với nhiều tiết mục văn hóa, văn nghệ đặc sắc thể hiện tình yêu quê hương đất nước con ng­ười và mang đậm tính truyền thống của các dân tộc vùng hồ Thác Bà như: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Nùng, Thái… Đặc biệt hội đua thuyền “Âm vang sông Chảy” đ­ược tổ chức lần đầu tiên tại vùng hồ Thác Bà và “Phiên chợ quê” với các mặt hàng truyền thống và đặc sản vùng hồ cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ truyền thống sôi nổi: Hát xẩm, nghệ thuật thư­ pháp, đánh đu, làm tò he, sinh vật cảnh… gợi cho du khách nhiều trải nghiệm, khám phá.

 

Nơi thượng nguồn sông Hồng, cùng với lễ hội Đền Thượng (từ 14 - 16 tháng Giêng) được đánh giá thành công nhất từ trước tới nay là Tuần văn hóa du lịch Sa Pa diễn ra từ ngày 30-4 đến 4-5-2009 với Lễ khai mạc đậm đà hương núi, triển lãm nghệ thuật “Sắc màu vùng cao”; Hội chợ văn hóa ẩm thực Mường Hoa; Hội chợ Phong lan; Hội làng văn hóa dân tộc Mông; Đêm chợ tình…. gắn với các hoạt động của ngày Hội văn hóa thể thao các dân tộc tỉnh Lào Cai đã thu hút được trên 30.000 lượt khách đến tham dự. Ngoài ra còn giải đua ngựa truyền thống Bắc Hà mở rộng 2009 diễn ra vào trung tuần tháng 5 với sự tham gia của các “kị mã” không chuyên đến từ 11 xã của huyện Bắc Hà, Si-Ma-Cai và Tuần Văn hóa Du lịch Bảo Yên gồm nhiều chương trình sự kiện thu hút sự tham gia của đông đảo bà con các dân tộc huyện Bảo Yên như: Ngày hội Văn hóa - thể thao các dân tộc, Lễ dâng hương đền Bảo Hà và đền Phúc Khánh, chương trình Nghĩa Đô - hành trình khám phá… kết nối với huyện Quảng Bạ và Xín Mần (Hà Giang) tạo thành chuỗi chương trình sự kiện Lào Cai - Hà Giang với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn và độc đáo.

 

Ngoài các sự kiện trên tại tỉnh, Lào Cai đã tổ chức Chương trình du lịch khám phá Fansipan 2009 tại SaPa và Vườn quốc gia Hoàng Liên; Hội Chợ Thương Mại Du lịch Việt - Trung (Lào Cai) 2009, tổ chức vào đầu tháng 11 năm 2009 giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc nhằm trao đổi, quảng bá hoạt động thương mại và du lịch giữa hai bên.

 

Các sự kiện Văn hóa, Thể thao và Du lịch h­ưởng ứng Chư­ơng trình Du lịch về cội nguồn năm 2009, diễn ra trên địa bàn ba tỉnh đã thu hút gần 6 triệu l­ượt khách. Qua quá trình tổ chức các lễ hội, nhiều phong tục tập quán, gia phong làng xã, các trò diễn dân gian truyền thống như­ng đã mai một của trên 30 dân tộc thuộc địa bàn ba tỉnh đã dần đư­ợc phục hồi, phát triển, tạo được nét đặc tr­ưng riêng vốn có của mỗi dân tộc, gây đ­ược sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước...

 

Các hoạt động trên cũng góp phần làm tăng thêm hiệu quả kinh doanh du lịch của ba tỉnh. Năm 2009, ba tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai có tổng số 545 cơ sở lưu trú du lịch, tăng 26%, lượt khách tăng 6% so năm 2008. Tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.128 tỷ đồng, tăng 8,3%. Đặc biệt, các tỉnh đã xác định được các sản phẩm du lịch đặc trư­ng của vùng là du lịch văn hóa lịch sử và du lịch sinh thái. Đồng thời kết nối xây dựng đ­ược các tour, tuyến du lịch trên địa bàn 3 tỉnh như­: “Cội nguồn đất Tổ”, “Thăm chiến khu x­ưa”, “Đất Ngọc Lục Yên”, “Cội nguồn Tây Bắc”, “Sắc màu vùng cao”... Việc khai thác các tuor, tuyến mới phục vụ khách du lịch cũng đ­ược quan tâm, trong đó Phú Thọ bư­ớc đầu khai thác điểm du lịch sinh thái v­ườn Quốc gia Xuân Sơn, các ch­ương trình du lịch thăm hang động, thăm rừng, leo núi...; tỉnh Yên Bái xây dựng các tuor, tuyến du lịch đến các điểm du lịch Hồ Thác Bà, làng văn hóa du lịch Ngòi Tu, danh thắng ruộng bậc thanh Mù Căng Chải…

 

Nguồn: dulichvn.org.vn - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Hòa Bình: Đánh thức tiềm năng du lịch Đà Bắc

người đăng admin | viết nhận xét

Là một huyện vùng cao của tỉnh, huyện Đà Bắc có cảnh sắc núi non hùng vĩ, nơi cư trú của các dân tộc Mường, Tày, Thái với những bản sắc độc đáo. Những tiềm năng du lịch văn hoá, sinh thái đó đang bước đầu được đánh thức, mở ra cơ hội phát triển cho miền sơn cước này.

 

Miền đất hùng vĩ, giàu bản sắc

 

Huyện Đà Bắc có diện tích trên 820 km2 thì diện tích rừng chiếm gần 37%. Lá phổi xanh rộng lớn cùng với độ cao 560 m so với mực nước biển, nơi đây có khí hậu trong lành, mát mẻ. Những đỉnh núi cao trập trùng được tô điểm thêm các thác nước tung bọt trắng xoá. Cánh đồng bậc thang tầng tầng lớp lớp như dẫn bước ta lên đến “cổng trời”. Hồ sông Đà mênh mang, làn nước uốn lượn theo những dãy núi. Một bức tranh sơn thuỷ hữu tình chinh phục lòng lữ khách phương xa. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Pu Canh rộng trên 5.000 ha thuộc các xã Đoàn Kết, Tân Pheo, Đồng Chum... là khu rừng nguyên sinh ẩn chứa bao điều ký thú, độc đáo của thiên nhiên hoang sơ. Nơi có hệ sinh thái rừng nhiệt đới đa dạng với thảm thực vật phong phú. Trong rừng còn có nhiều loại cây gỗ và động vật quý. Chinh phục được đỉnh Pu Canh với độ cao 1.373 m là bạn đã đến được “nóc nhà” của tỉnh Hoà Bình. Những điểm đến như suối Láo, hang Mưa, hang xóm Sưng tại xã Cao Sơn; động Hương Lý (xã Tu Lý); rừng, núi Biều, hang Lỗ Làn, vịnh Hiền Lương tại xã Hiền Lương… cũng là những địa chỉ hứa hẹn hấp dẫn du khách.

 

Sống chan hoà cùng thiên nhiên hùng vĩ là những cư dân dân tộc Tày, Thái, Mường chân thật, mộc mạc và mến khách. Họ còn lưu giữ được những nét văn hoá truyền thống từ nhà ở, trang phục đến các lễ hội. Tiêu biểu như Tết Nhảy, lễ Tập Tĩnh của người Dao; lễ hội xuống đồng, mừng cơm mới của người Mường, người Tày... Điểm du lịch văn hoá, tâm linh động Thác Bờ được công nhận Di tích cấp quốc gia là một điểm nhấn trong tuyến du lịch Hồ Hoà Bình thuộc xã Vầy Nưa. Du khách cũng có thể tìm hiểu lịch sử cách mạng tại căn cứ Hiền Lương -Tu Lý, căn cứ Mường Diềm, đội Du kích Toàn Sơn hay khám phá những di chỉ khảo cổ tại hang Hủi (xã Hiền Lương), hang Dơi (xã Vầy Nưa), hang Oi Luông (xã Tiền Phong)...

 

Đánh thức tiềm năng

 

“Chưa tương xứng với tiềm năng” - Đó là nhận xét của anh Đinh Xuân Thuỷ, cán bộ phụ trách du lịch thuộc Phòng VH-TT&DL huyện về việc khai thác tiềm năng du lịch, góp phần phát triển kinh tế của huyện Đà Bắc. Năm 2009, toàn huyện đón 15.488 lượt khách, trong đó có 15.425 lượt khách trong nước, 63 lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch đạt trên 930 triệu đồng. Tuy nhiên, khách chủ yếu là đến Đền Bờ. Du lịch mới chỉ tạo việc làm cho 19 lao động trực tiếp. Các cơ sở lưu trú, vui chơi, giải trí, hội nghị còn thiếu. Cơ sở vật chất như điện, đường, nước, số lượng, chất lượng lao động du lịch còn kém. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch còn hạn chế. Các dự án đầu tư trên địa bàn còn mang tính nhỏ lẻ.

 

Để khai thác tiềm năng phát triển du lịch, huyện Đà Bắc đã xây dựng Quy hoạch tổng thể du lịch huyện giai đoạn 2006 – 2020. Trong đó, đánh giá tài nguyên, hiện trạng du lịch của huyện và đưa ra quy hoạch, các giải pháp thực hiện. Đồng thời kêu gọi một số dự án ưu tiên đầu tư. Đầu tháng 11/2009, UBND tỉnh đã đồng ý cho Công ty CP Du lịch Hoà Bình mở tour du lịch đi bộ 4 ngày 3 đêm tuyến TP Hoà Bình – Pu Canh – vùng hồ Hoà Bình qua các bản dân tộc Mường, Tày, Dao. UBND huyện mới đây cũng đã đồng ý để Công ty CP Đầu tư du lịch hồ sông Đà đầu tư dự án Khu du lịch thiên nhiên hoang dã Robinson tại đảo Sung, xã Tiền Phong. Dự án có vốn đầu tư dự kiến 52,5 tỉ đồng trên diện tích 50 ha. Công tác giới thiệu, quảng bá tiềm năng du lịch một cách rộng rãi đã được huyện quan tâm, xúc tiến hơn. Đây là những bước đi đột phá ban đầu nhằm đánh thức những tiềm năng du lịch còn tiềm ẩn.

 

Nguồn: dulichvn.org.vn - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Bà Nà - Điểm du lịch trong mùa xuân

người đăng admin | viết nhận xét

Khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ, thành phố Đà Nẵng vốn được biết đến như một “lá phổi xanh” mà thiên nhiên ban tặng cho thành phố biển miền Trung Đà Nẵng, nay càng trở nên hấp dẫn hơn với cáp treo ghi hai kỷ lục thế giới. Đối với những ai đã đến Bà Nà 2 – 3 năm trước thì nay trở lại sẽ có ngay cảm giác đầy ngạc nhiên và thú vị về một Bà Nà đổi thay từng ngày.

Núi Bà Nà là một khu vực thuộc dãy núi Trường Sơn nằm ở xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, cách thành phố Đà Nẵng 46km về phía Tây Nam. Trung tâm của Bà Nà nằm trên đỉnh có độ cao 1.487m so với mực nước biển.

 

Trước đây, muốn lên đỉnh Bà Nà, du khách phải đi 16km đường đèo, nay chỉ mất 15 - 20 phút đi cáp treo. Đây là tuyến cáp treo hiện đại bậc nhất hiện nay được xây dựng theo tiêu chuẩn châu Âu và được Tổ chức Guinness Quốc tế công nhận đã xác lập 2 kỷ lục thế giới: cáp treo 1 dây dài nhất và có độ chênh ga cao nhất thế giới (1.291m). 


Ngồi trong carbin cáp treo, lơ lửng giữa lưng chừng mây, du khách dễ dàng ngắm nhìn vẻ nguyên sơ, hùng vĩ của những cánh rừng nguyên sinh, những tán cây rộng lớn, từng đàn bướm tung bay… sẽ có cảm giác phiêu lưu đầy lý thú như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh.

 

Từ cáp treo hoặc từ đỉnh núi Bà Nà, du khách có thể phóng tầm nhìn bao quát cả một không gian rộng lớn như một bức tranh hoàn mỹ, nhiều màu sắc giữa bốn bề mây phủ điệp trùng. Thời gian gần đây, bên cạnh khách du lịch, lượng khách MICE (du lịch công vụ) đến với Bà Nà ngày một tăng.

 

Ông Đỗ Quang Hải – Tổng Giám đốc Khu du lịch Bà Nà Hills, Đà Nẵng cho biết: "Vừa qua chúng tôi có những hội nghị hội thảo lớn của những tập đoàn lớn như FPT, những đơn vị tổ chức tour như Saigontourist, Hanoitourist. Thường xuyên vào dịp cuối tuần chúng tôi có 2 – 3 hội nghị hội thảo được tổ chức ở Bà Nà".

 

Vừa ra khỏi giấc ngủ đông, Bà Nà bừng sáng trong bức tranh xuân với sắc đào chuông ngây ngất lòng người. Có thể coi đào chuông là loài hoa đặc hữu của Bà Nà.

 

Hoa đào chuông nở ẩn mình dưới những tàn cây cao bên khe núi. Giữa mênh mông rừng thẳm, hoa xuất hiện cũng thật khiêm cung, bừng cháy một màu hồng đào như màu môi con gái.

  

Đến gần, hoa có nét riêng rất lạ, rực rỡ nét xuân thì nhưng vẫn dịu dàng, đằm thắm, hoang dại núi rừng mà thoáng vẻ quý phái của một loài hoa vương giả. Hoa mong manh nhưng đầy sức sống, đủ để chịu đựng mưa gió bập bùng nơi cao sơn mờ mịt... Cây ra hoa từ tiết đông chí cho đến tháng giêng, tháng hai.

 

Một đêm nghỉ lại ở Bà Nà là dịp du khách được nghe hơi thở của núi rừng và sống giữa thiên nhiên kỳ thú. Đến với Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được cảm giác như đi lạc trong mây, lửng thửng giữa sương giăng sườn núi và ngất ngây trong tiếng hót véo von, lảnh lót của các loài chim.

 

Nguồn: dulichvn.org.vn - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Du xuân đảo ngọc Phú Quốc - Kiên Giang

người đăng admin | viết nhận xét

Theo chương trình Say đắm cùng thiên nhiên hoang sơ của Fiditour (TP. HCM), chỉ với khoảng 50 phút đường bay, du khách sẽ có một cái Tết đáng nhớ trong hương rừng nhiệt đới và nắng, gió biển nồng nàn Phú Quốc trong 3 ngày 2 đêm.

Ngày đầu của chuyến du xuân, du khách sẽ được đến với làng chài Hàm Ninh, nơi vẫn giữ nguyên vẽ hoang sơ với nhà tranh vách tre tạm bợ. Tham quan một vòng khu cảng biển Bãi Vòng, leo núi suối tranh, viếng chùa Hùng Long và một trong những điều hấp dẫn du khách chính là khám phá nền văn hóa, tập quán sống của người Việt qua các cổ vật quý hiếm tại khu bảo tàng tư nhân Cội Nguồn. Du khách còn có dịp ngắm 99 ngọn núi đồi và 12 hòn đảo nhỏ to khác nhau thuộc quần đảo An Thới, hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi, hòn Bần và hòn Thầy Bói... Đây là những nơi lý tưởng cho các hoạt động du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, khám phá đảo hoang và dã ngoại...

 

Ngày tiếp theo của hành trình là chuyến đi khám phá thiên nhiên hoang sơ của đảo. Du khách lên thuyền ra khơi câu cá tại Nam Đảo và thưởng thức món hải sản do mình câu được. Đây cũng một điểm khám phá thiên nhiên trong lòng biển cả như lặn biển ngắm san hô, ngâm mình trên vùng biển đẹp hoang sơ của Bãi Sao, nơi có bãi cát trắng dài và đẹp nhất Phú Quốc. Hành trình tiếp theo trong ngày là tham quan các nhà thùng sản xuất nước mắm, cơ sở nuôi cấy ngọc trai, trại chó xoáy Phú Quốc nổi tiếng. Bên cạnh đó du khách có dịp đắm mình trong không khí trong lành của rừng nguyên sinh, tận mắt xem các thảm động thực vật quý hiếm mà thiên nhiên đã ưu đãi cho Phú Quốc.

Hoàng hôn đến, dáng chiều dát vàng trên bãi biển, những đám mây hồng giao cùng đường chân trời đỏ thẫm… du khách sẽ vừa ngắm cảnh mặt trời lặn vừa hồi tưởng về những giai thoại huyền bí trên hòn đảo mà ngày nào Mạc Cửu đến khai khẩn đất Hà Tiên… 

Những hình ảnh của Phú Quốc trong ngày thứ 3 của hành trình là khu chợ Dương Đông, nơi tập trung bán các loại thức ăn đặc sản Phú Quốc vào buổi sáng. Các loại thức ăn này không thể tìm thấy tại các nhà hàng khác tại đảo như trứng sam, bún nhăm, bánh canh bột lọc, cháo chả cá... Lời chào nồng ấm của hòn đảo phương Nam xinh đẹp “biển sẽ đẹp hơn khi du khách đến” là lời chia tay dành cho mọi du khách khi đến thăm Phú Quốc vào mùa xuân này.

Nguồn: dulichvn.org.vn - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Đà Nẵng: Khởi động du lịch Sơn Trà

người đăng admin | viết nhận xét

Nhiều doanh nghiệp (DN) du lịch cùng Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng (gọi tắt là BQL) đang khởi động chuẩn bị cho mùa du lịch nội địa bắt đầu từ khoảng tháng 4 đến tháng 9 năm nay, với việc khảo sát các tuyến điểm mới và đầu tư thêm tàu chuyên chở khách.

Tour đi biển hút khách


Dự đoán năm nay sẽ bùng nổ lượng khách nội địa, nên từ đầu tháng 1, ông Hồ Minh Phương, Trưởng BQL đã cùng các DN thực hiện chuyến khảo sát các điểm du lịch thu hút khách quanh bán đảo Sơn Trà. Theo thống kê từ BQL, hè năm ngoái, mới được đưa vào khai thác, các tour “Câu cá cùng ngư dân”, “Lặn biển ngắm san hô”... đã thu hút trên 500 khách. Ông Nguyễn Ngọc Hiệp, Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển TMDL Huy Khánh cho hay, vì  nhận thấy nhu cầu du ngoạn biển và bán đảo Sơn Trà của du khách ngày càng lớn, công ty này đã đầu tư gần 35 tỷ đồng đóng thêm tàu du lịch chở được 150 khách và một du thuyền chở 20 khách, cũng như các loại tàu cao tốc, ca-nô... “Phải đầu tư nhiều mới đáp ứng đủ. Năm trước, nhiều khi không đủ tàu để chở khách. Từ tháng 5 đến tháng 8 khách sẽ rất đông”. Tuy tháng 1 không phải là mùa du lịch biển, nhưng mỗi ngày công ty ông Hiệp vẫn chở khoảng 50 khách đi chơi biển.


Với kinh nghiệm gắn bó với du lịch sông biển lâu năm, ông Đặng Hòa, Giám đốc DN Tư nhân Hoàng Giang, nhận xét: “Xu hướng khách bây giờ thích đi ra biển hơn đi trên sông. Vì họ Ưa thích khung cảnh khoáng đạt của biển, biển có nhiều sản vật như hải sản, san hô... Khách có thể thăm thú nhiều bãi biển đẹp thơ mộng nằm dọc theo triền núi như: Bãi Tiên Sa, Bãi Đá, Bãi Rạng, Bãi Bụt, Bãi Xếp, Bãi Đa, Bãi Nam, Bãi Bắc, Bãi Con, Bãi Trẹ...”. Theo BQL, việc xây dựng cầu tàu ở bãi U (thuộc bán đảo Sơn Trà) là hợp lý. Du khách có thể du ngoạn biển bằng đường thủy, sau đó đáp tàu lên bờ, nướng cá ăn, cắm trại, đi tham quan cây đa đại thụ và về bằng đường bộ.


Thiết kế các tour mới ấn tượng

 

Các công ty lữ hành vẫn đang khai thác các tour du lịch tại bán đảo Sơn Trà như: Trekking (xuyên rừng) ngắm voọc, Khám phá Sơn Trà, Du ngoạn biển Sơn Trà, Lặn biển ngắm san hô, Câu cá cùng ngư dân, Khám phá rừng già giữa lòng thành phố trẻ. Trong năm 2009, đã có 8.000 lượt khách đi theo đoàn và 30.000 lượt khách tự do, chủ yếu là khách nội địa, tham gia vào các tour trên. Các điểm dừng chân tại Nghĩa địa Y Pha Nho, Trạm phát sóng DRT, Sân bay trực thăng, Cây đa ngàn tuổi, Linh Ứng tự... mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. 2 khu vực dự kiến có thể thiết kế các tour xuyên rừng mới là khu Barie quân đội cũ (phía tây bán đảo) dài 3km và khu vực đối diện KDL Savico Bãi Trẹm (phía đông nam bán đảo) dài 7km. Các tuyến này sẽ đi dọc các dòng suối, cự ly tương đối gần, không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của đàn voọc.

BQL dự đoán các thị trường khách du lịch trọng điểm của bán đảo Sơn Trà và biển Đà Nẵng năm nay sẽ là khách MICE (du lịch công vụ) nội địa, khách từ Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Nguồn khách nước ngoài tiềm năng sẽ là khách tàu biển thường xuyên cập cảng Đà Nẵng và các luồng khách quen thuộc như Pháp, Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan...


Ý tưởng hình thành tour “Chinh phục Sơn Trà bằng xe đạp địa hình” (1 ngày) và tour “30.000 bước chân- Hành trình về Linh Ứng tự” (1 ngày) cũng được tính đến, nhắm vào đối tượng ưa vận động là khách nước ngoài và thanh niên.

Nguồn: dulichvn.org.vn - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website






News for 11/01/2010


View all news for 11/01/2010 on one page




Tin mới




Các tin cũ hơn

Tiep Thi Quang Cao