International Tourist Corp
Ngôn ngữ:
English


Vịnh Hạ LongLặn biển Phú QuốcTour Tây Bắc ngắm ruộng bậc thang

03/02/2010 | RSS Feed

15 tỉ đồng cho lễ hội trái cây Việt Nam

người đăng admin | viết nhận xét

Sẽ có 15 tỉ đồng để tổ chức lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất, diễn ra tại thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang từ ngày 19 đến 24-4.

Ông Trần Thế Ngọc, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang cho biết như vậy tại buổi họp báo “Lễ hội trái cây Việt Nam lẩn thứ nhất” tại TPHCM, chiều ngày 2-3.

Chủ đề của lễ hội là “Trái cây Việt Nam thời kỳ hội nhập” với thông điệp Tiền Giang mở hội – Sông hóa Rồng, cho cây lành trái ngọt.

“Ngoài việc trưng bày các loại trái cây của 3 miền đất nước, lễ hội còn là nơi tìm kiếm những giải pháp giúp ngành trái cây Việt Nam không bị thua trên sân nhà, đồng thời quảng bá hình ảnh, thương hiệu trái cây với thế giới”, ông Ngọc cho biết.

Trong khuôn khổ triển lãm, ban tổ chức cho biết còn có 3 cuộc hội thảo về thị trường trái cây, giải pháp kết nối hiệu quả giữa 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và nhà doanh nghiệp) để tìm cách nâng cao giá trị của trái cây Việt Nam.

Lễ hội trái cây Việt Nam lần nhất sẽ chứng kiến những kỷ lục như con rồng được vẽ bằng nghệ thuật Graffiti (nghệ thuật đường phố) dài 400m, với 50 họa sĩ tham gia, bản đồ trái cây Việt Nam với mỗi vùng miền được kết bằng trái cây đặc sản để kỹ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Lễ hội trái cây Việt Nam sẽ diễn ra 5 năm một lần.

Tiền Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản lượng trái cây với 950.000 tấn/năm, với 31 loại trái cây các loại, trong đó, nổi tiếng là xoài cát Hòa Lộc, bưởi Long Cổ Cò (Cái Bè), mận An Phước, xoài Cát Chu, vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Châu Thành), sầu riêng Ngũ Hiệp (Cai Lậy), thanh long Chợ Gạo, dưa hấu và sơri (Gò Công), khóm Tân Lập (Tân Phước).

TBKTSG - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Du lịch Hoa Lư đón Tết Canh Dần

người đăng admin | viết nhận xét

Những ngày này, Ban quản lý khu di tích cố đô Hoa Lư đang tích cực triển khai tu bổ, sửa chữa, nâng cấp 3 cổng đá phía Bắc, phía Nam và phía Đông, nâng cấp sân hội, sửa chữa hệ thống thoát nước, tạo nền cỏ, sửa chữa các nhà đền, tạo điều kiện cho khách du lịch đến thăm quan trong dịp Tết Canh Dần.

Ông Lê Đình Thim, Phó trưởng Ban quản lý khu di tích Cố đô Hoa Lư- tỉnh Ninh Bình cho biết: “Chúng tôi đã kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho người dân thực hiện nếp sống văn hoá, tăng cường công tác an ninh trật tự. Địa phương đã treo cờ Tổ quốc, cờ thần, biển báo để mọi người cảm nhận được nét văn hoá đậm đà bản sắc vùng đất cố đô Hoa Lư. Tất cả nhân viên phục vụ đều được đưa đi học nghiệp vụ tại các trường du lịch, các trung tâm dạy nghề để nắm được kỹ năng phục vụ cơ bản và để hiểu rõ lịch sử quá trình 1000 năm cố đô, hiểu được vùng đất có giá trị từng là kinh đô của nhà nước Đại Việt…”


Mặc dù năm 2009 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng du lịch Ninh Bình lại có dấu hiệu hồi phục. So với năm 2008, du lịch cố đô Hoa Lư tăng khoảng 20-25%. Năm nay, với nhiều lễ hội của đất nước cũng như của Ninh Bình, dự đoán lượng khách sẽ tiếp tục tăng.

 

Nguồn: VOV - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Quảng Trị: Khánh thành Trung tâm du lịch Hoài niệm

người đăng admin | viết nhận xét

Sáng 1/2, tại thị xã Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cắt băng khánh thành giai đoạn I Trung tâm phát triển du lịch Hoài niệm Việt Nam tại Quảng Trị và ra mắt quỹ “Hoài niệm đồng đội”.

Đây là loại hình du lịch độc đáo của Việt Nam, có thể vận dụng và nhân rộng ở nhiều địa phương trong cả nước. Trung tâm do Công ty Du lịch và xúc tiến đầu tư (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm chủ đầu tư. Ngay tại buổi lễ, Ban vận động và điều hành quỹ “Hoài niệm đồng đội” đã ra mắt và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đại biểu và đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Nhân dịp này, Ban tổ chức cùng Công ty Du lịch và xúc tiến đầu tư, Báo Văn hóa đã trao 200 suất quà tặng các đối tượng chính sách và học sinh nghèo, học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số.

 

Nguồn: QDND- Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Mai Châu (Hòa Bình): Giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển du lịch

người đăng admin | viết nhận xét

Với những đặc thù về địa lý và truyền thống văn hoá sẵn có, nhân dân các dân tộc huyện Mai Châu đã phát huy, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc tạo nên sự đa dạng phong phú về văn hoá, hoà nhập với cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ngày nay, những di sản văn hoá truyền thống đã trở thành nét tiêu biểu về văn hoá ở Mai Châu.

Huyện Mai châu hiện có 12 di tích, danh thắng, trong đó có 5 di tích được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận đó là: Hang Khoài (Xăm khoè), Hang Chiều (thị trấn Mai Châu), Hang Nhật, Hang Láng, Hang Mỏ Luông (Chiềng Châu). Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh luôn được bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc. Ngoài ra, Mai Châu còn là địa phương lưu giữ kho tàng văn nghệ dân gian phong phú với những nét đặc trưng của dân tộc Thái, Mông qua các hoạt động của người xưa trong các lễ hội như: lễ hội “Cầu mưa”, lễ hội “Chá chiêng” của dân tộc Thái và lễ hội “Gầu tào” của dân tộc Mông…

 

Để những tiềm năng sẵn có trở thành thế mạnh có thể khai thác, huyện đã xây dựng kế hoạch dài hạn nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá, di tích lịch sử của địa phương và lập qui hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các bản làng du lịch mới như: Bản Bước, xã Xăm Khoè trở thành làng văn hoá- du lịch sinh thái; dự án du lịch hồ Xam Tạng, địa phận xã Noong Luông; khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò, hồ Tòng Đậu và các điểm du lịch làng nghề truyền thống. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư, tìm đối tác tạo ra nguồn vốn phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá tạo thành trung tâm du lịch hấp dẫn của cửa ngõ vùng Tây Bắc.

  

Mai Châu có các khu du lịch cộng đồng như: Bản Lác (Chiềng Châu), xóm Pom Coọng, bản Văn (TT Mai Châu), bản du lịch sinh thái xóm Bước (Xăm Khoè), xóm Vặn (Piềng Vế)… Trong năm 2009 huyện đã thu hút 35.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, trong đó khách trong nước 24.800 lượt người, khách quốc tế 10.200 lượt người, doanh thu từ lĩnh vực du lịch đạt gần 7 tỷ đồng. Thông qua việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể cũng như tài nguyên du lịch, hướng đến phát triển du lịch cộng đồng, Mai Châu đã giới thiệu cho khách tham quan du lịch về nếp sống, văn hóa và các phong tục tập quán của nhân dân các dân tộc; phát huy và khai thác các điều kiện tự nhiên cơ sở vật chất, xây dựng thôn, bản văn hóa, khôi phục lễ hội truyền thống và nghệ thuật dân gian tiêu biểu; phát triển làng nghề gắn với du lịch như dệt, đan, chế tạo nhạc cụ, sản xuất hàng lưu niệm..., đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách du lịch, qua đó tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

 

Mai Châu là mảnh đất hội tụ, giao lưu của 10 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò có 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Mỗi dân tộc có sắc thái văn hoá, các phong tục tập quán riêng nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết tương thân tương ái, một lòng sắc son với Đảng, dũng cảm trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất các đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện  luôn bảo tồn và phát huy truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, góp phần tạo nên sự đa dạng phong phú của nền văn hoá Việt Nam thống nhất.

  

Để tiếp tục bảo tồn các giá trị văn hoá và phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn trong năm tới, UBND huyện đã có những hoạt động quảng bá xúc tiến phát triển du lịch như phối hợp với Trung tâm con người và thiên nhiên tiến hành xây dựng trang Website quảng bá về hình ảnh, thiên nhiên, văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội và con người Mai Châu nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng, huyện xác định đây là một ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới.


Nguồn: Báo Hòa Bình - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Lào Cai: Các sự kiện văn hóa – du lịch Sa Pa năm 2010

người đăng admin | viết nhận xét

Ngay từ mồng 5 tết Canh Dần, Sa Pa đã tổ chức hội xòe Thanh Phú, mở đầu cho cả chuỗi các hoạt động văn hóa – du lịch hấp dẫn, lôi cuốn trong  năm 2010.

 

Chương trình cụ thể như sau:

1. Lễ hội văn hóa dân gian các bản làng:

- Hội xòe Thanh Phú: Ngày 5 tháng giêng năm Canh Dần.

- Hội hát then Bản Hồ: Ngày 6 tháng giêng năm Canh Dần.

- Hội gầu tào San Sả Hồ: Ngày 7 tháng giêng năm Canh Dần.

- Hội hát giao duyên Tả Phìn: Ngày 8 tháng giêng năm Canh Dần.

- Hội xuống đồng Tả Van: Ngày 10 tháng giêng năm Canh Dần.

2. Tuần văn hóa du lịch Sa Pa 2010: Từ 30/4 đến 4/5/2010.

3. Đêm hội hoa đăng, lễ hội đền Hàng Phố: Từ 15 đến 16/8 âm lịch.

4. Giải leo núi quốc tế Fansipan lần thứ 3: Ngày 30/10/2010.

 

Nguồn: Báo Lào Cai - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Thú vị khi đi du lịch Đà Lạt vào mùa mưa

người đăng admin | viết nhận xét

Đà Lạt đẹp nhất vào mùa Đông. Khi đó, trên những con đường đều ngập tràn một màu vàng hoa dã quỳ. Dọc theo các triền đồi là loại hoa mimosa đài các nở vàng.

Dĩ nhiên, không thể thiếu những chùm hoa mai anh đào ánh sắc hồng. Nhưng Đà Lạt cũng đẹp nhất vào mùa mưa. Đó là mùa mà ở nhiều thành phố khác mọi người phải trốn trong nhà để tránh cái nắng chói chang, đó là mùa mà học sinh nghỉ học, cũng là mùa các đơn vị, cơ quan thường tổ chức những chuyến đi chơi. Đà Lạt là nơi ai cũng muốn đến, cho nên, dẫu vào mùa mưa Đà Lạt cũng đẹp lạ lùng.

Mùa mưa Đà Lạt thường bắt đầu từ tháng 8 và kéo dài có khi đến giữa tháng 10. Đến Đà Lạt vào mùa này, nhiệt độ thường không lạnh nhưng đủ cho bạn phải co ro trong chiếc áo khoác khi đi về buổi đêm trên phố. Thường thì các chuyến xe đi từ Nha Trang hay thành phố Hồ Chí Minh đều đến Đà Lạt vào giữa trưa. Chặng đường ghé thăm đầu tiên trong cuộc hành trình là thác Prenn. Thác Prenn vào mùa mưa chảy mạnh, mang màu vàng phù sa. Bạn có thể gặp cơn mưa đầu tiên ngay từ chuyến viếng thăm này. Nhưng mưa Đà Lạt không dày, không kéo dài lê thê. Mưa rỉ rả một cách kỳ lạ, có khi mưa chỉ vừa đủ cho ướt tóc, vừa đủ cho những người yêu nhau xích lại gần nhau. Trời cũng khéo chọn là thường một ngày những cơn mưa có khi vào buổi sáng, có lúc vào buổi chiều. Mỗi ngày Đà Lạt thường dành cho du khách một buổi không mưa để rong chơi Mùa mưa như thế nhưng Đà Lạt đón khách du lịch rất đông. Cho nên bạn có thể theo những người dẫn đường này đến đường Bùi Thị Xuân - khu phố được người địa phương mệnh danh là phố du lịch. Giá phòng các khách sạn ở đây không cao, trung bình từ 100- 150 nghìn đồng/ngày cho 2 người. Ngay cả những khách sạn ba sao, giá thuê phòng cũng chỉ khoảng 250- 350 nghìn đồng/ngày. Du lịch Đà Lạt mùa mưa có cái thú riêng. Nếu đi bằng xe gắn máy, bạn sẽ tận hưởng được cái cảm giác nhìn Đà Lạt đẫm nước và khuất chìm trong sương mù. Dẫu mưa, những khu du lịch vẫn mở cửa đón khách. Và tất nhiên là khi đi chơi, bạn nhớ mang theo một chiếc áo mưa để tránh những cơn mưa bất chợt. Mưa, nhưng Vườn hoa thành phố vẫn nhộn nhịp khách. Tại đây có rất nhiều loài hoa được trồng. Và nếu không muốn mua vé vào bên trong bạn vẫn có thể tận hưởng muôn sắc màu hoa được trang trí khá đẹp trước cổng.

 

Đà Lạt trong cơn mưa mưa, bạn có thể vào Thuỷ Tạ, ngồi nhấm nháp ly cà phê nóng, ngắm nhìn Hồ Xuân Hương mù đất mù trời. Vẫn có nhiều người thích rong chơi dưới màn mưa, coi cảm giác đi chơi dưới mưa ở thành phố cao nguyên này là cái thú. Những quán cà phê trên đường Lê Đại Hành, đoạn từ bồn hoa cầu Ông Dạo lên trên khu Hoà Bình là những quán có nét rất riêng của Đà Lạt. Mỗi quán cà phê có cách bố trí khác nhau. Quán có bàn trong nhà, bàn ngoài hàng hiên và có cả các góc nhỏ dành cho đôi lứa tâm tình. Uống cà phê trong mưa trên con dốc cao ở Đà Lạt không chỉ là uống mà còn là tận hưởng cái lạnh chen cùng ẩm ướt. Bạn cũng có thể lang thang theo con phố vào chợ Đà Lạt. Chợ Đà Lạt mùa mưa xôn xao đầy khách du lịch. Ở đây bạn sẽ thấy du khách mặc áo mưa chen cùng chợ. Mùa mưa là một phần của Đà Lạt. Thành phố cao nguyên bốn mùa lạnh ấy như được rửa sạch bụi bậm trên từng lá thông nhọn. Mưa làm cho những vạt cỏ ven đường xanh tốt, hân hoan đón bước chân du khách tìm tới. Ngay cả những quán cà phê bình dân buổi sáng, hai hàng ghế xếp dài hai bên, khách vào sau ngồi chen cùng khách trước, co ro trong lạnh và mưa buổi sáng cũng nét rất riêng của Đà Lạt. Nằm ở khách sạn nhìn qua ô cửa kính những giọt mưa Đà Lạt rơi trên phố, những chiếc xe lướt qua trong mưa cũng rất Đà Lạt. Chỉ cần cơn mưa tạnh, lại đi ra dường, lại tìm đến một chỗ mà ai cũng từng nghe nhắc: Hồ Than Thở, Thung lũng Tình Yêu, Thác Datanla… để ngắm Đà Lạt thác, Đà Lạt hoa, Đà Lạt thông xanh. Cái thú chen mưa Đà Lạt trong mùa Hạ quả thật là cái thú không thể nào quên được...

 

Nguồn: website Dalattourist - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website





Hội Tết cổ truyền cho mọi người tại thành phố cổ Hội An

người đăng admin | viết nhận xét

Hội Tết dân tộc Xuân Canh Dần 2010 TP.Hội An diễn ra từ ngày 24 tháng Chạp đến mồng 5 tháng Giêng Canh Dần (nhằm 7 – 18/2/2010) với nhiều hoạt động mới mẻ, nổi bật nhằm thu hút du khách và phục vụ nhân dân.

Một trong những hoạt động nổi bật mở đầu cho hội Tết sẽ là “Ngày hội bánh Tết vì người nghèo” diễn ra từ 14 giờ đến 21 giờ ngày 28 tháng Chạp. Năm ngoái, lần đầu tiên Hội An tổ chức ngày hội gói, nấu bánh tét tặng người nghèo đã thu hút được hơn 30 đơn vị tham gia và đã huy động được hơn 6.000 đòn bánh tét, trao tặng cho các hộ khó khăn của thành phố. Năm nay, thay vì chỉ tổ chức gói bánh tét, Ban tổ chức đã mở rộng nội dung món quà tết cho người nghèo bằng đủ các loại bánh Tết cổ truyền của xứ Quảng như bánh tét, bánh lăn, mứt các loại. Có khoảng 50 đơn vị đăng ký tham gia và sẽ có khoảng hơn 1.300 hộ nghèo, cận nghèo của thành phố sẽ được tặng bánh Tết gồm bánh tét, mứt và gạo ngon.

Ông Võ Phùng- Giám đốc Trung tâm Văn hóa & Thể thao Hội An cho biết: Hội thi là cách để giới thiệu một nét đẹp văn hoá truyền thống trong hoạt động dân gian ngày Tết đến với đông đảo du khách; đồng thời càng mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc khi toàn bộ sản phẩm dự thi sẽ là quà Tết dành cho hộ khó khăn ở thành phố. Đặc biệt, từ chiều đến đêm 28 tháng Chạp, tại bãi bồi Đồng Hiệp, đối diện với khu phố cổ Hội An, sẽ tổ chức nấu bánh tét. Đây vừa là hoạt động kết nối cộng đồng lại với nhau, vừa là điểm tham quan để du khách tìm hiểu về một nét văn hóa trong cái Tết truyền thống của dân tộc.

Diễn ra từ ngày 30 Tết cho đến 14 tháng Giêng (Tết Nguyên tiêu) là Hội đèn lồng Hội An lần thứ 2. Nét mới trong lễ hội lần này là việc xã hội hóa được các hoạt động văn hóa. Ban tổ chức cho biết: năm nay hội đèn lồng sẽ không quy tụ về một điểm mà sẽ trải dài khắp không gian công cộng phố cổ. Các tác phẩm lồng đèn nghệ thuật đơn sẽ được treo ở các góc phố để du khách và người dân chiêm ngưỡng, bình chọn. Đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Hội An. Bên cạnh đó, BTC cũng vận động 6 doanh nghiệp đảm nhận sắp đặt lồng đèn tại các khu vực công cộng. Các tác phẩm lồng đèn dự thi sẽ được sáng tạo, trưng bày theo chủ đề mừng sự kiện kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, cát tường, biểu tượng của Hội An...

Hội đón Giao thừa sẽ là điểm nhấn cao trào của Hội Tết dân tộc với hàng loạt hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra trên khắp các đường phố Hội An. Các đoàn chúc Xuân, diễu hành múa đèn lồng, hóa trang. Đoàn võ binh, tái hiện du hồ, diễu hành xe hoa sẽ cùng nhau đi khắp phố phường bày cuộc vui, mời du khách hòa chung không khí hào hứng đón chào Năm mới cùng với cư dân phố cổ.

Vào thời khắc Giao thừa, sẽ đồng loạt bắn pháo hoa tại 3 điểm. Và các đình chùa, nhà thờ, di tích trên toàn thành phố sẽ cùng gióng chuông, đánh chiêng, trống hòa nhịp cùng với cả nước đón chào Năm mới. Một điều khá thú vị là thời khắc Giao thừa cũng là giây phút đầu tiên của ngày lễ Tình nhân (14/2). Đoàn Thanh niên TP.Hội An sẽ phối hợp với các tình nguyện viên tổ chức bán hoa, quà tặng cho ngày Tình nhân. Toàn bộ số tiền thu được sẽ gây quỹ từ thiện giúp học sinh nghèo vượt khó của Hội An. Trong thời khắc giao thừa thiêng liêng, trong ánh sáng rực rỡ của phần bắn pháo hoa, Ban tổ chức sẽ mời du khách cùng người dân tham gia khiêu vũ và có những lời chúc tốt đẹp cho Năm mới, cho ngày Tình nhân đầy yêu thương, hạnh phúc.

Nguồn: website báo Văn Hóa - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website

 





Ngày 8/2, Sài Gòn khai hội Hoa xuân

người đăng admin | viết nhận xét

Hội Hoa xuân Canh Dần sẽ được khai mạc từ ngày 8/2 với hơn 8000 hiện vật đặc sắc, được coi là Hội hoa Xuân quy mô nhất từ trước đến nay.



Hội Hoa xuân luôn thu hút đông đảo người dân TP (ảnh: Công ty Công viên cây xanh)
 
Ban tổ chức Hội Hoa Xuân Canh Dần năm 2010 dự kiến sẽ có đến 8.000 hiện vật gồm các loại cây, hoa, cá, cảnh... quý hiếm được trưng bày, giới thiệu tại lễ hội. Trong số, có nhiều loại sinh vật cảnh mới lạ do các nghệ nhân mang từ nước ngoài về, lần đầu tiên được giới thiệu tại Hội Hoa Xuân.  

Ngoài ra, ban tổ chức hứa hẹn sẽ có những loài cây có tên trong sách Đỏ, danh mục các thực vật quý  hiếm, những loài kỳ hoa dị thảo chưa từng có  ở Việt Nam và cả những cây thuốc quý  có giá trị kinh tế, vừa có thể làm  cây cảnh.  

Ngoài phần trưng bày, như thường lệ, Hội Hoa Xuân 2010 còn có  những cuộc thi cây, hoa, cá, cảnh... như: cắm hoa nghệ  thuật, mâm quả, bonsai, đá cảnh, hoa lan, hoa mai, cá kiểng, cây quý hiếm, cây thuốc, cây có mùi thơm, cây nội thất, hoa ôn đới, đá chim, tiếng chim hót hay...   

Hội Hoa Xuân  năm nay cũng thu hút nhiều nghệ nhân trong nước và nghệ nhân đến từ các nước Nhật Bản, Singapore, Đài Loan, Thái Lan tham gia. Nghệ nhân Nhật cũng có buổi giới thiệu về nghệ thuật bonsai và cắm hoa của đất nước Nhật Bản.  

Hội Hoa Xuân  năm nay được tổ chức tại 2 địa điểm: Hồ Con rùa và công viên Tao Đàn. Tại Hồ Con rùa chỉ có hoạt động trưng bày, trang trí hoa. Còn tại công viên Tao Đàn diễn ra tất cả các hoạt động. Thời gian diễn ra Hội Hoa xuân là từ ngày 8/2/2010 đến hết ngày 21/2/2010 (tức là từ 25 tháng chạp cho đến mùng 8 Tết).  

TPHCM tổ chức Hội Hoa Xuân từ năm 1981, đến nay đã là lần thứ 29. Với quy mô hoành tráng, Hội Hoa Xuân năm nay được đánh giá là lớn nhất từ trước đến nay.  

Tùng Nguyên - Đăng bởi: Fasolla - Quảng bá website






News for 26/01/2010


View all news for 26/01/2010 on one page




Tin mới




Các tin cũ hơn

Tiep Thi Quang Cao