International Tourist Corp
Ngôn ngữ:
English


Vịnh Hạ LongLặn biển Phú QuốcTour Tây Bắc ngắm ruộng bậc thang

24/08/2010 | RSS Feed

Mùa mưa đi tắm suối Thanh Long (An Giang)

người đăng admin | viết nhận xét

Với độ cao hơn 250 mét, suối Thanh Long, núi Cấm, xã An Hảo (Tịnh Biên) được xem là điểm đến thu hút khách du lịch trong mùa mưa. Khi đến đây, du khách có thể ngâm mình bên dòng suối mát trong xanh, vui vầy với bạn bè ngay chốn thủy tú sơn kỳ!

 

Theo thông lệ, vào khoảng tháng 6 mưa lớn kéo dài thì những mạch nước từ trong các khe đá bắt đầu róc rách chảy ra tạo thành dòng suối mát. Những sơn dân sống lâu năm tại đây cho biết, do có địa hình trũng và thấp hơn các nơi khác trên núi Cấm nên từng mạch nước cứ trút xuống lâu ngày đã tạo thành một dòng suối có một không hai ở vùng Bảy Núi này. Bà chín Giàu sống gần con suối Thanh Long cho hay, liên tục trong tháng qua hàng trăm đoàn khách từ khắp các tỉnh, thành ĐBSCL và Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh đến Khu du lịch núi Cấm leo núi cúng chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, rồi ghé qua đây để tắm suối. Do đó hàng quán dọc theo đường bậc thang cũng “ăn theo” suối Thanh Long trong mùa mưa này.

Nếu vài năm trước đây từ con đường bậc thang leo lên đến suối Thanh Long rất vất vả thì nay con đường này được người dân đóng góp sửa chữa kiên cố, tiện lợi cho du khách lên xuống núi dễ dàng. Chinh phục con suối Thanh Long, du khách có thể đi theo 2 đường: Một là từ chân núi lội bộ theo đường bậc thang mất khoảng 40 phút mới đến nơi, còn nếu tiện hơn du khách lên đỉnh núi bằng đường lộ chính viếng chùa xong, khi trở xuống đi qua con đường Cao Đài Tự gần đó rồi lội sang suối Thanh Long mất khoảng hơn 15 phút. “Bây giờ du khách đi tắm suối Thanh Long dễ hơn hồi đó gấp nhiều lần, đường bộ được sửa chữa ngon lành. Nếu người nào khỏe lội bộ chưa đầy 30 phút là đến tận con suối. Vào mùa này dòng suối chảy xiết, trong xanh mát lạnh, ai đặt chân đến đây cũng đều muốn trầm mình bên dòng suối. Mùa lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam vừa rồi có nhiều đoàn khách quen ở Long An ghé quán tôi ăn bánh xèo, uống nước và xin số điện thoại để họ hỏi thăm xem chừng nào con suối có nước thì trở lên đây thưởng ngoạn và tắm suối…”- chị Hiền một chủ quán bánh xèo gần suối Thanh Long thổ lộ.

Nếu ai đã từng đặt chân đến suối Thanh Long tắm mà chưa đi câu cua núi cùng người dân thì thiệt uổng! Mùa này mưa dầm, suối nhiều nước là điều kiện thuận lợi để cua núi sinh sôi nảy nở. Nhiều đoàn du khách ngạc nhiên, khi chứng kiến ở độ cao như vầy mà lại có loài cua núi tồn tại thì thật lạ. Nếu đem so sánh thì con cua núi “bỏ xa” con cua đồng. Điều khác biệt nữa đó là cái yếm cua núi có màu tím rất đẹp, càng cua to, thịt săn chắc và rất ngọt. Nhiều sơn dân ở đây cho rằng, cua núi là một trong những món ăn đặc sản của vùng Bảy Núi này. Cua núi có nhiều cách chế biến như: Rang me, luộc hoặc nấu canh… chính vì vậy nhiều đoàn du khách đặt chân đến đây luôn hăm hở tìm cho mình vài ba ký cua đem về làm quà.

Giám đốc Khu du lịch núi Cấm, Lý Thanh Sang cho hay, hiện nay đang vào mùa mưa nên suối Thanh Long chảy rất mạnh. Mỗi ngày có từ 100-200 lượt khách đến đây tắm hoặc tổ chức vui chơi bên bờ suối. Trong dịp hè, nơi đây còn thu hút hàng trăm học sinh, sinh viên của các trường trong và ngoài tỉnh về ngắm cảnh tại con suối này. Dự kiến trong năm nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang sẽ tiến hành xây dựng dự án hồ Thanh Long nhằm chứa nước trong mùa mưa để phục vụ khách du lịch quanh năm. Đồng thời giải hạn cho hàng ngàn dân sinh, vườn tược xung quanh núi Cấm vào mùa khô… (Nguồn: Website An Giang

)




Thăm khu chứng tích Sơn Mỹ, Quảng Ngãi

người đăng admin | viết nhận xét

Di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ nằm trên địa bàn xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 13km về phía đông bắc. Ngày 16/3/1968, một cuộc hành quân huỷ diệt dã man chưa từng thấy, được quân xâm lược Mỹ mưu tính và thực hiện, đánh vào người dân Sơn Mỹ vô tội không một tấc sắt trong tay.

Bên cạnh giá trị lịch sử, khu di tích Sơn Mỹ là nơi ghi tội ác điển hình của giặc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, là nơi tưởng niệm 504 đồng bào ta đã ngã xuống, nơi đây còn có giá trị về du lịch.

 

Với chủ trương đốt sạch, phá sạch, giết sạch, chúng đã biến nơi này thành vùng đất chết. Lính Mỹ đã đổ bộ xuống phía tây xóm Thuận Yên thôn Tư Cung và xóm Gò thôn Cổ Lũy và cuộc thảm sát bắt đầu. Số người bị tàn sát ở thôn Tư Cung là 407 người, tại thôn Mỹ Hội là 97 người. Tổng số người bị tàn sát ở Sơn Mỹ là 504 người, trong đó có 182 phụ nữ, 173 trẻ em, 60 cụ già, 24 gia đình bị giết sạch, 247 ngôi nhà bị thiêu cháy. Vụ thảm sát Sơn Mỹ là đỉnh cao trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa, bị cả loài người lên án.

Khu di tích vụ thảm sát Sơn Mỹ là một tổng thể các địa điểm nơi ghi dấu tội ác của giặc Mỹ đối với đồng bào ta.

Khu chứng tích Sơn Mỹ, diện tích 2,4ha, nằm ở xóm Khê Thuận (thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê) cạnh tỉnh lộ 24B từ thị xã Quảng Ngãi đi Sơn Mỹ - Mỹ Khê - Sa Kỳ và cách cụm di tích: ruộng ông Nhiều, tháp canh, đường làng khoảng 400m. Di tích nằm tách biệt với nhà dân bao gồm các di tích gốc đã được bảo tồn tôn tạo và các công trình về sau này mới được xây dựng như: nhà trưng bày bổ xung, nơi tiếp khách, tượng đài, tượng vườn.

Cụm di tích: ruộng ông Nhiều, tháp canh, gốc cây gòn nằm ở xóm Khê Thuận và điểm di tích vườn ông Phạm Minh (Khê Ðông), Phạm Hội (Khê Tây). Ðiểm di tích: hầm chống pháo của gia đình ông Lý Lệ, ông Ngô Mân tại xóm Mỹ Hội (thôn Cổ Lũy). Các điểm di tích mộ chôn chung các nạn nhân bị thảm sát.

Bên cạnh giá trị lịch sử, khu di tích Sơn Mỹ là nơi ghi tội ác điển hình của giặc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, là nơi tưởng niệm 504 đồng bào ta đã ngã xuống. Sơn Mỹ còn có giá trị về du lịch, nằm trong tuyến du lịch Thiên Ấn (khu mộ cụ Huỳnh Thúc Kháng) - Châu Sa - Sơn Mỹ - Mỹ Khê - Dung Quất. Hàng năm có hơn 5 vạn người đến Sơn Mỹ tham quan. Hiện nay, mỗi tháng có gần 3.300 lượt khách đến tham quan.

Ðến Sơn Mỹ hôm nay, du khách có thể dừng lại trước bức tượng để cảm nhận nỗi đau tột cùng của nạn nhân Sơn Mỹ ngày ấy. Bên trong nội thất Nhà Chứng tích, du khách có thể xem nhiều hiện vật còn được lưu giữ: đó là chiếc mâm thau cũ còn lỗ chỗ vết đạn, chiếc áo, đôi dép của một cháu bé bị bắn chết; các loại chén đĩa, xoong chảo bị bắn thủng vỡ, chiếc mõ tụng kinh của nhà sư Thích Tâm Trí còn tìm lại được. Trong những hiện vật đó, còn tìm thấy chiếc kẹp tóc của cô Nguyễn Thị Huỳnh. Sau khi cô bị sát hại, người yêu cô đã tìm nhặt lại được chiếc kẹp tóc ấy, trân trọng giữ gìn nó suốt 8 năm trời trước khi giao nó cho Nhà Chứng tích...

Bên ngoài khuôn viên chứng tích, rải rác đó đây trong các xóm thôn là những tấm bia dựng lên ở các địa điểm đã xảy ra các cuộc bắn giết. Ðây là tháp canh ở rìa làng, bên con đường đất nhỏ xóm Thuận Yên với 102 người bị bắn chết. Kia là cây gòn nơi 15 phụ nữ và trẻ em bị sát hại.

Ở xóm Mỹ Hội, bây giờ bóng dừa đã vươn cao, ngoài kia biển xanh vẫn xua những đợt sóng bạc đầu vào bãi cát vàng sạch sẽ, duyên dáng, đúng là một cảnh đẹp có hạng ở Việt Nam. Giữa những khung cảnh trầm lắng thân thương ấy là tấm bia ghi dấu 97 người dân ở xóm bị tàn sát ngày nào./.(Nguồn: VOV)





Khám phá xứ Lường (Nghệ An)

người đăng admin | viết nhận xét

Không phải ngẫu nhiên mà câu ca xưa đã đưa xứ Lường vào như một vùng đất trù phú, cảnh đẹp, người hay. Đến bây giờ, chợ Lường vẫn được coi như là biểu tượng của cảnh bán buôn sầm uất, tấp nập "trên bến, dưới thuyền" một thủa.

 

"Muốn ăn khoai sọ chấm đường

Xuống đây mà ngược Đò Lường cùng anh

Đò Lường bến nước trong xanh

Gạo ngon, lúa tốt bến thành ngược xuôi".

Đất rộng, người đông, địa hình phức tạp, vừa có đồng bằng vừa có miền núi, vừa có vùng ven sông, vừa có vùng bán sơn địa, mỗi vùng có những đặc điểm sinh thái riêng tạo nên một Đô Lương có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như hang Mắt Trắng, đập Đá Bàn (Bài Sơn), đập Khe Du (Hoà Sơn), đập Khe Ngầm (Lam Sơn), suối nước khoáng nóng (Giang Sơn), Bãi Bồi (Tràng Sơn), lèn đá Thung (Trù Sơn). Những thắng cảnh thiên nhiên là những công trình kinh tế phục vụ đời sống con người, nằm cạnh các khu văn hóa như Đền Quả, Đền Đức Hoàng, nhà thờ Nguyễn Cảnh, Thái Bá Du, khu di tích Truông Bồn, và cạnh các vùng núi đá, đập Ba ra Đô Lương, Cống Mụ Bà..v.v...tạo thành khu du lịch văn hoá, sinh thái hấp dẫn.

Đô Lương từ xưa đến nay còn là vùng đất văn hoá, nổi tiếng hiếu học, chính những tên đất, tên làng Bạch Ngọc, Văn Khuê, Văn Lâm, Văn Tràng, Rú Bút, Hòn Nghiên, Hòn Mực.v.v...từ lâu đã được nhân dân hình tượng hoá thể hiện sự khát vọng vươn tới và thích học hành, đỗ đạt khoa bảng.

Hiện tại, Đô Lương có 9 di tích LS cấp QG, 6 di tích VHLS cấp tỉnh và 78 điểm nằm trong danh mục di tích. Đi theo đường QL 46, ngược lên đường 15 A, từ Vinh lên điểm dừng chân đầu tiên sẽ là khu DTLS Truông Bồn, một thời khốc liệt trong chiến tranh chống Mỹ, nơi chứng kiến biết bao hy sinh, mất mát của các đơn vị TNXP xứ Nghệ, mà cao nhất là khúc tráng ca của 12 cô gái Truông Bồn.

Đi dọc theo QL 15A về huyện, chúng ta sẽ đến cụm tượng đài binh biến Đô Lương, ghi lại sự kiện ông Đội Cung đã làm một cuộc binh biến chống lại thực dân Pháp ngày 13/1/1941, cũng là về với thị trấn Đô Lương trù phú, hiện đại và năng động của thời kinh tế thị trường.

Đi từ QL1A, ngược lên theo QL 7, chúng ta sẽ ghé thăm đình Phú Nhuận (Đặng Sơn), rồi đình Lương Sơn, là một DTLS cấp quốc gia, thời kỳ 1930-1931, thực dân Pháp đã hành quyết 7 chiến sỹ cách mạng của chúng ta tại đây. Tuyến đường này, chúng ta cũng có thể thăm vườn cò ở xã Hòa Sơn (cách thị trấn 7 km), nằm cạnh đường QL, ngược lên thăm hồ Đá Bàn, quy mô hơn 130 ha, một điểm du lịch sinh thái đang được triển khai ở xã Bài Sơn. Rồi từ đó, xuôi về Yên Sơn để đến với 2 DTLS cấp QG là nhà thờ Thái Bá Du và đền Đức Hoàng thờ vua Lê Trang Tông.

Nếu xuất phát từ thị trấn, ta sẽ lên với đền Quả Sơn (Bồi Sơn) cách chừng 7km đường nhựa. Ngôi đền này được xem là ngôi đền linh thiêng thứ nhì trong 4 đền thiêng nhất của xứ Nghệ-Tĩnh xưa "Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng".

Đền thờ Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, người được coi đã có công khai phá châu Nghệ An từ năm 1044, trong lễ hội đền năm 2010 này, bên cạnh hàng vạn du khách đến từ trong và ngoài nước, có cả ông Lý Xương Căn, cháu đời thứ 31 của hoàng tử Lý Long Tường, cũng về đây dự lễ hội.

Trên tuyến đường này, du khách có thể quay về thăm đập bara Đô Lương, một công trình đại thủy nông vào thời điểm đó, công trình này đã cung cấp nước tưới cho đồng ruộng nhiều huyện như: Đô Lương, Thanh Chương, Yên Thành, Nam Đàn...Điều đặc biệt là công trình này được thiết kế bởi hoàng thân Xuphanuvông (Lào) lúc đó đang là một kỹ sư Giao thông Công trình học tại Pháp, và bản thiết kế này chính là đồ án tốt nghiệp của ông.

Đến với non nước xứ Lường không chỉ một vài ngày thoáng qua, mà vùng đất này sẽ níu kéo bạn bởi nhiều tầng nấc văn hóa trầm tích, gìn giữ qua bao biến động thăng trầm của lịch sử, và cũng vì lòng hiếu khách đến hồn hậu của con người chốn này. Đó là những tiềm năng cho du lịch Đô Lương trong những bước đi dài và mới mẻ.(Nguồn: Báo Nghệ An

)




Khám phá bí ẩn thành đá cổ Tà Kơn, Bình Định

người đăng admin | viết nhận xét

Trong số những di tích ở Bình Định, tại làng KonBlo (xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Thạnh) đang có một khu thành đá cổ mang tên thành Tà Kơn, được cho là cứ điểm bí mật của nhà Tây Sơn

Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đến nay khu tường thành cổ kính được ghép bằng đá phiến này đã phủ đầy rong rêu và gần như đã ngủ vùi trong huyền thoại.

 

Chúng ta dừng chân giữa tâm làng Kon Blo, làng của người dân tộc Ba Na. Các già làng kỳ cựu bây giờ vẫn còn thuộc vanh vách những truyền thuyết về thành đá cổ Tà Kơn.

Già làng Đinh Quyên cho biết, theo tiếng dân tộc Ba Na, “Tà Kơn” có nghĩa là “chồng lên nhau”, tức là những hòn đá được xếp chồng lên nhau một cách lạ mắt.

Truyền thuyết già làng Đinh Quyên nhớ lại, là thế này: “Ngày xưa trong làng có nàng Hơ-bia xinh đẹp và thông minh sẵn có nên thần núi đem lòng yêu mến và muốn lấy nàng làm vợ. Do diện mạo của thần núi quá xấu xí nên nàng Hơ-bia không đồng ý nên bị đội quân của thần núi kéo đến.

Do có trí thông minh, nàng Hơ-bia bày ra  3 “chiêu” hóc búa để thử thách thần núi, đó là lấy nước đổ vào gùi làm sao cho nước đừng chảy, lấy vỏ chuối đem trồng cho mọc thành cây, cuối cùng là đưa con gà ra chặt đầu đem phơi khô mà gà vẫn sống.

Nếu thần núi làm được thì nàng sẽ chấp nhận làm vợ. Kết quả cả ba điều thần núi đều làm được và rồi hai người thành vợ thành chồng, cùng nhau xây nên thành Tà Kơn này”.

Đó là truyền thuyết, còn nhiều người dân tại địa phương lại cho rằng  “thành cổ Tà Kơn do anh em nhà Tây Sơn xây dựng nên từ thời kỳ đầu cuộc khởi nghĩa”.

Ông Tô Thành Việt - Phó ban Dân vận huyện Vĩnh Thạnh cho biết: đây chính là cứ điểm bí mật mang tính chiến lược của nhà Tây Sơn!”. Dựa vào nguồn tư liệu lịch sử, thì buổi ban đầu, Nguyễn Nhạc từng đi buôn trầu dọc theo sông Kôn đến nơi đây.

Khi 3 anh em nhà Nguyễn phất cờ nghĩa, được người dân Ba Na đi theo rất đông, nên có khả năng đã cùng dựng nên thành đá này để làm cứ điểm hoạt động.

Từ trên đỉnh thành nhìn xuống những hố sâu rợn ngợp. Những phiến đá khổng lồ nhiều cạnh vuông vắn trơn nhẵn được xếp chồng lên nhau tạo cảm giác kỳ bí không rõ đây thuộc về bàn tay con người hay tạo hoá.

Tường thành toàn đá xếp chồng cao tới trên 30 mét. Trên đầu thành có một hang đá sâu hun hút và tối đen, đó chính là con đường bí mật dẫn đến thung lũng dưới chân thành, nơi chứa đựng những bí ẩn chưa ai khám phá được. 

Thành đá cổ Tà Kơn từng là căn cứ địa của bộ đội ta, và bây giờ bên cạnh đây vẫn còn dấu tích của một sân bay quân sự  Mỹ.

Thành đá cổ Tà Kơn vẫn miệt mài “giấc ngủ” giữa rừng sâu, tạo ra sự kỳ bí hấp dẫn cho những người có ham muốn khám phá…(Nguồn: website báo Tiền Phong)





Đắk Lắk: Dịch vụ giải trí hồ câu thu hút khách

người đăng admin | viết nhận xét

Cùng với các loại hình dịch vụ giải trí khác đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, thì loại hình dịch vụ giải trí hồ câu cá tại tỉnh Đắk Lắk cũng đang bùng phát mạnh mẽ, thu hút nhiều người tìm đến vui chơi, giải trí. Đây là một loại hình dịch vụ đang được nhiều người yêu chuộng, nhất là trong mùa hè.

 

Một trong các hồ câu thu hút nhiều du khách tại Tp Buôn Ma ThuộtDịch vụ hồ câu cá đã và đang ngày càng xuất hiện nhiều trong những năm trở lại đây. Hiện tại, có gần 20 dịch vụ hồ câu giải trí lớn nhỏ trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, xen vào đó là các dịch vụ khác như cà phê sân vườn, nhà hàng… Đây là một loại hình thư giãn, giải trí đang được người dân trong và ngoài thành phố yêu chuộng, họ tìm đến để vui chơi không chỉ trong những ngày nghỉ, lễ, tết, mà cả những ngày thường sau giờ làm việc mệt mỏi. Bởi với khung cảnh thôn quê yên bình, trong những ngôi nhà lá, những vườn cây xanh mát, có hồ câu cá,… đã làm tâm trạng con người được thoải mái, không phải lo nghĩ đến công việc, đó là một cảm nhận chung của nhiều người khi đặt chân đến giải trí ở các hồ câu trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột.

Không phải trả phí cần, mồi, giàn câu, khách có thể thoải mái vui chơi, chỉ phải trả tiền nếu dùng thức ăn, nước uống giải khát ở quán. Tuy nhiên, không vì thế mà giá cả ăn, uống ở đây bị “chém, chặt”. Từ đó, khách tìm đến với dịch vụ hồ cầu không chỉ là những người có tiền, mà đó còn là những sinh viên, những người có thu nhập thấp. Họ tìm đến để thư giãn, để tâm hồn tự do, thoải mái. Nếu dạo quanh các hồ câu trong thành phố vào những ngày hè trời nắng gắt, mới thấy hết sự thu hút khách của dịch vụ này, đó là những buổi liên hoan của nhóm bạn bè thanh niên, nhóm gia đình, hay những du khách trong và ngoài nước khi có cơ hội đặt chân đến TP. Buôn Ma Thuột. Có thể thấy, ở các tỉnh thành khác trong cả nước dịch vụ hồ câu hiện nay chưa phổ biến như ở TP. Buôn Ma Thuột , bởi để mở dịch vụ này đòi hỏi phải có một số vốn lớn đầu tư ban đầu, có thể lên đến vài tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Mậu, chủ hồ câu Đệ nhất hồ câu Mai Hoa Trang (tổ 2, khối 3, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột) cho biết: Hồ câu Mai Hoa Trang được xây dựng từ cuối năm 2006, trước đây nó là vườn cà phê, cây ăn trái của gia đình. Để có được cơ ngơi ngày hôm nay, gia đình tôi đã phải bán hai căn nhà, cầm cố sổ đỏ một mảnh đất rẫy, một ngôi nhà cho ngân hàng mà vẫn phải đi vay thêm để mở dịch vụ hồ câu này”. Hiện tại, Hồ câu Mai Hoa Trang có 7 hồ cá, với tổng diện tích trên 1 ha. Đây là địa điểm mà khách thường dùng để tổ chức gặp mặt, họp lớp, sinh nhật, liên hoan. Mỗi ngày thu hút hàng trăm khách, trong đó có một lượng khách du lịch trong nước và khách quốc tế tìm đến câu cá thư giãn. Từ đó, mỗi ngày trung bình gia đình ông thu nhập từ dịch vụ hồ câu khoảng 5-7 triệu đồng, và tạo việc làm cho hàng chục lao động.

Nhận thấy dịch vụ này đang ngày càng thu hút khách từ các hồ câu xuất hiện từ lâu như Đồng Quê, Mai Hoa Trang, nhiều người đã mạnh dạn đầu tư vốn kinh doanh hồ câu như hồ câu Nắng Chiều (đường Phan Diệm), hồ câu Đại Hưng (đường Y Ngông nối dài),… Ông Nguyễn Văn Dũng, chủ hồ câu Đại Hưng cho biết: trước đây, gia đình tôi tận dụng đất để chăn nuôi, đến tháng 6 năm rồi mới mở dịch vụ cà phê sân vườn - hồ câu Đại Hưng. Tuy mới mở hơn 8 tháng, nhưng mỗi ngày cũng có hàng trăm khách tìm đến đây câu cá giải trí. Thường thì chúng tôi thả các loại cá như cá trắm, cá trôi, cá rô, cá chép, cá diêu hồng,… trong hồ để khách có thể tuỳ hứng chọn thức ăn cho mình khi câu được. Vào những ngày cuối tuần, lễ, tết hầu như quán không còn chỗ trống.(Nguồn: ĐCSVN)





Những điểm du lịch xanh quanh TP.Hồ Chí Minh

người đăng admin | viết nhận xét

 

 

Ở một thành phố tấp nập, tốc độ sống nhanh, bộn bề khói bụi như TP.HCM, nhu cầu về một điểm đến cuối tuần không xa lắm nhưng có thề gần gũi với thiên nhiên là rất lớn. Hiện nay, nhiều địa điểm như thế đã xuất hiện, đáp ứng nhu cầu của người Sài thành.

Thời gian qua, hàng loạt khu du lịch (KDL) sinh thái, vườn cây ăn trái thuộc vùng lân cận TP. HCM đã ra đời. Nhờ gần thành phố, lại chú trọng yếu tố thiên nhiên nên những địa điểm này nhanh chóng được người dân TP.HCM đón nhận. Mỗi tuần, người xe đổ về Thủ Đức, Đồng Nai, Củ Chi, Cần Giờ… với nhiều điểm đến hấp dẫn như: KDL Dòng sông xanh, KDL Bò cạp vàng, Đảo Dừa lửa, KDL thác Giang Điền…

 

Phong cảnh thiên nhiên kết hợp với khoảng cách gần, khiến các điểm du lịch này thu hút nhiều du khách trẻ. KDL Bò cạp vàng hấp dẫn bởi không gian xanh, thoáng mát với dòng sông Đồng Nai lộng gió, những đóa hoa bò cạp vàng rực rỡ  trong khuôn viên, những trò chơi sông nước như bơi thuyền, đánh đu. ..

Tương tự Bò cạp vàng, đảo Dừa lửa cũng là điểm đến của nhiều bạn trẻ thích sông nước. Nếu chán ngán với những hồ bơi nhân tạo, đến đây các bạn trẻ được nếm vị ngọt sông Đồng Nai và tham gia trò bơi xuồng phao, trượt nước. Điểm đặc biệt của KDL này này là khách phải đi bằng đò từ bờ sang “đảo”- một cù lao giữa sông. Trên đảo trồng đầy dừa lửa, bốn bề là sông nước và những chòi lá thoáng đãng. Thức ăn ở đây khá ngon với nhiều món được chế biến từ dừa như: lẩu dừa lửa, gỏi dừa lửa…

Thác Giang Điền (Đồng Nai) lại thu hút khách không chỉ bởi vẻ đẹp của thác mà còn bởi màu xanh bạt ngàn của rừng cây, của các chương trình cắm trại dã ngoại. Xa hơn là thác Mai (Đồng Nai), trảng cỏ Bù Lạch (Bình Phước) - những điểm đến được nhiều bạn trẻ TP.HCM yêu thích.(Nguồn: website báo Phụ Nữ)





Đến Huế "làm vua"

người đăng admin | viết nhận xét

Đến Huế là đến với sông Hương, núi Ngự với đền đài, lăng tẩm, con người xứ Huế. Hẳn nhiên khi đến Huế, ai cũng mong một lần được vào Hoàng cung, Đại nội để tận mắt chứng kiến khung cảnh thâm cung nơi chốn đế đô, nơi mà ngày xưa con dân đâu dám để mắt, huống gì được đặt chân bước tới điện ngọc, ngai vàng.

 

Không biết ai là người đầu tiên có ý tưởng mở ra dịch vụ làm vua, để đến nay dịch vụ này thu hút khá đông du khách khi ghé thăm đại nội. Ai cũng dành mươi phút, nửa giờ để vào vai nhà vua, choàng áo hoàng bào, mũ miện, ngồi chễm chệ trên ngai vàng có các cung tần, mỹ nữ hầu hạ và chụp vài kiểu ảnh để làm kỷ niệm một lần đến Huế. Dịch vụ này được tính vào giá thành của một bức ảnh. 30.000 đồng cho cảnh làm vua hay hoàng hậu. Nếu có cả các quân thần hầu hạ thì phải trả tiền cho các diễn viên đóng thế. Bức ảnh này có giá 80.000 đồng. Nếu ngồi trên kiệu rồng có cả đám quân thần đưa rước trên đường đi đến điện Thái Hoà thì bức ảnh này có giá 100.000 đồng. Kể ra thì cũng dễ chịu và thích thú. Nếu đi du lịch cả nhà mà vào cảnh một vương gia thì vui hết cỡ.

Làm vua thì phải biết ăn cơm kiểu vua chứ. Dịch vụ cơm vua cũng có ngay. Ngày xưa, các món vua ăn như thế nào thì nay đều có lại như thế ấy. Khung cảnh một bữa cơm của nhà vua như thế nào đều được tái hiện như vậy. Dịch vụ này bây giờ cũng khá nở rộ ở Huế để phục vụ khách du lịch. Cơm vua ở Khách sạn Hương Giang, khách sạn Bờ Sông Thanh Lịch, Khách sạn Thuận Hoá, Khách sạn Xanh… và cả trên thuyền rồng giữa dòng sông Hương.
Khách sạn Hương Giang là nơi đầu tiên ở Huế khôi phục lại các món ăn cung đình Huế. Khách sạn có nhà hàng cung đình riêng chuyên phục vụ cơm cung đình, cơm vua. Khi dùng cơm cung đình, quý khách không chỉ được mặc trang phục vua, hoàng hậu, quần thần, các hoàng tử, công chúa, các công tần, mỹ nữ hầu hạ mà còn được nghe chính mệ Hiền, cháu nội vua Thành Thái giới thiệu các món ăn, nghi lễ cung đình trong triều Nguyễn. Trong hàng trăm món ăn nổi tiếng của xứ Huế chỉ được chọn 8-10 món làm thực đơn cơm vua. Các món không thể thiếu đó là nem công, chả phụng, các loại bánh Huế, các món thuỷ hải sản được liệt vào hàng cao lương mỹ vị và món tráng miệng cuối bữa là chè hạt sen được thu hái từ hồ sen Tịnh Tâm - một điểm du lịch nổi tiếng nằm trong quần thể di tích Cố đô...
(Nguồn: website Huế)






News for 12/08/2010


View all news for 12/08/2010 on one page




Tin mới




Các tin cũ hơn

Fasolla - Cong ty thiet ke web hang dau Viet Nam