International Tourist Corp
Ngôn ngữ:
English


Vịnh Hạ LongLặn biển Phú QuốcTour Tây Bắc ngắm ruộng bậc thang

15/12/2009

Moi chuyen di la mot niem vui

Nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày Nà Hang chứa đựng nhiều nét văn hoá độc đáo. Mỗi ngôi nhà sàn thường có khuôn viên bao bọc xung quanh bằng rào nứa đan thành phên buộc vào cọc tre hay dùng những đoạn nứa cắm sát vào nhau, cũng có nhà trồng một số loại cây, hoa làm hàng rào. Nhiều nhà có ao thả cá, xung quanh nhà trồng các loại cây ăn quả như mận, hồng, lê, táo... gầm sàn là nơi để các loại nông cụ, xe đạp, xe máy.

Nhà sàn của đồng bào dân tộc Tày ở Nà Hang có 2 kiểu: Lợp mái lá cọ (vùng nông thôn) và mái ngói, mái lợp phipro xi măng (vùng thị trấn, trung tâm các khu tái định cư). Cầu thang lên nhà bằng gỗ thường gồm 9 bậc, có một số ít nhà làm 7 bậc, không có tay vịn. Nhà sàn truyền thống thường có 4 gian: Gian thứ nhất là gian khách, để khi nhà có khách đến chơi có chỗ để ngủ. Gian thứ hai, đặt bàn thờ tổ tiên. Gian thứ 3, ngăn cách với gian thứ hai là nơi dành cho chủ nhà hoặc vợ chủ nhà, cũng ở gian này là bếp của gia đình, chạn bát, phía sau nhà ở gian này có thể mở thêm ra một sàn để rửa bát đũa, đồ ăn. Phía trên bếp gia đình có gác bếp hai tầng dùng để xông khói một số loại thực phẩm hoặc những đồ đan lát nhằm mục đích bảo quản. Gian thứ 4 là nơi dành cho các con, cũng có gia đình sử dụng 1 bên để lương thực, chạn bát hoặc nơi rửa bát. Đầu hồi phía sau thường là một chái có cửa mở ra cầu thang phụ, sàn rửa, nơi rửa ráy, tắm giặt, vệ sinh… Xung quanh nhà để nhiều cửa sổ, cánh cửa bằng những tấm liếp hoặc bằng những đoạn tre, vầu hay gỗ được đẽo gọt tạo thành hoa văn trang trí, được chống lên vào mùa hè và đóng lại khi trời lạnh. Do vậy, những ngôi nhà này thường sáng sủa, thoáng mát.


Trước khi bước chân lên nhà sàn, mỗi nhà sàn đều có máng nước bằng gỗ, thân vầu hoặc bằng đá được đặt ngay dưới chân cầu thang. Nghi lễ liên quan đến dựng nhà của người Tày ở Nà Hang, ngoài việc xem hướng, xem ngày giờ, quan trọng nhất khi bắt đầu tiến hành dựng nhà phải có nghi thức xin một lá bùa trấn trạch (gọi là “Biên”).

 

Một tin vui hiện nay, các dự án về phát triển du lịch cộng đồng tại một số vùng trong huyện được thông qua đã có tác động lớn đến việc duy trì và phục dựng hình ảnh những ngôi nhà sàn kiểu truyền thống, như thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, một trong những thôn còn lưu giữ hơn 100 ngôi nhà sàn truyền thống, với đầy đủ những nét đẹp vốn có của nó. Đến ở các thôn bản làm du lịch cộng đồng, ngoài việc được ở trong những ngôi nhà sàn truyền thống, tìm hiểu văn hoá, lễ nghi của đồng bào nơi đây, tuỳ theo mùa, khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản như: Măng cuốn, măng nhồi, cốm, thịt trâu khô, thịt trâu xào măng chua…

Nguồn: dulichvn.org.vn

Người đăng: admin

15/12/2009

Moi chuyen di la mot niem vui
Tối 14/12/2009, nhân kỷ niệm TP Mỹ Tho (Tiền Giang) tròn 330 tuổi (1679-2009), một chương trình sân khấu hóa huy động trên 500 diễn viên tham gia đã tái hiện quá trình hình thành và phát triển từ “Mỹ Tho đại phố” đến đô thị loại hai hôm nay.

Đây là hoạt động mở đầu lễ hội kéo dài suốt một tuần lễ. TP Mỹ Tho có lịch sử hình thành khá sớm. Năm 1623, một bộ phận cư dân người Việt từ miền Bắc, miền Trung cùng khoảng 1.000 người Minh Hương (Trung Quốc) đến định cư lập nghiệp tại vùng tả ngạn sông Bảo Định, lập nên “Mỹ Tho đại phố” từ 1679. Cuối thế kỷ 17, TP Biên Hòa, TP Mỹ Tho là hai trung tâm mua bán sầm uất nhất Nam Bộ. Cho đến hôm nay, Mỹ Tho vẫn luôn giữ vai trò trung chuyển, điều phối hàng hóa nông sản của các tỉnh khu vực ĐBSCL đến TP.HCM và cả nước.

Ngoài ra, TP Mỹ Tho còn khắc ghi những chiến tích oai hùng với nhiều danh nhân, nhiều di tích văn hóa, lịch sử... TP Mỹ Tho đang phấn đấu trở thành đô thị loại một vào năm 2015.

(Nguồn: TCDL)

Người đăng: admin

15/12/2009

Moi chuyen di la mot niem vui

Chùa Sắc tứ Khải Đoan (Sắc tứ Khải Đoan tự), là ngôi chùa lớn nhất thành phố Buôn Ma Thuột và cả ở Đắk Lắk. Tên Khải Đoan là ghép từ tên vua Khải Định và vợ ông là Đoan Huy hoàng thái hậu. Chùa thờ Phật Thích Ca.

Chùa bắt đầu được xây dựng từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, còn chính điện thì đến năm 1953 mới khởi công. Ngôi chùa này nằm trên đường Phan Bội Châu, thành phố Buôn Ma Thuột do Đoan Huy hoàng thái hậu mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và Nam Phương hoàng hậu trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Khải Đoan là ngôi chùa cuối cùng tại Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến và là một địa điểm không thể không ghé thăm khi đến Buôn Ma Thuột.

 

Chùa được xây dựng bởi bàn tay khéo léo của những người thợ cố đô Huế nên có kiến trúc nhà rường Huế xen lẫn với kiến trúc địa phương. Cổng chính theo hướng Tây Nam nhìn ra đường Quang Trung, hướng về thung lũng “Suối Đốc Học”. Trước và sau cổng đều ghi “Khải Đoan Tự”. Chánh điện là công trình chính của chùa với mặt bằng 320m2 được chia làm hai phần. Nửa phần trước mang dáng dấp nhà dài Tây Nguyên nhưng cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường Huế. Nửa sau được xây theo lối hiện đại.

 

Đáng chú ý nhất trong chánh điện là tượng Phật Thích Ca ở giữa và chiếc chuông đồng đặt ở gian bên phải. Tượng Phật Thích Ca bằng đồng cao 1,1m, với đài sen bằng gỗ quý cao 0,35m được trang trí rất công phu. Chiếc chuông đồng cao 1,15m, chu vi đáy 2,7m, nặng 380kg do các nghệ nhân phường đúc đồng ở phía Tây kinh thành Huế làm vào tháng 01.1954 (tức tháng chạp năm Quý Tỵ).

 

Sau nhiều đợt trùng tu, cất thêm vài công trình mới, chánh điện vẫn y như cũ và dành để thờ Đức Thích Ca; bên hông trái của chùa có tòa lục giác thờ Quan Âm Bồ tát. Ngoài việc là một trong những di tích lịch sử hấp dẫn của thành phố Buôn Ma Thuột, chùa Khải Đoan còn là nơi thể hiện dòng chảy của đạo pháp dân tộc trên đất Tây nguyên. (Nguồn: TCDL)

Người đăng: admin

06/12/2009

Moi chuyen di la mot niem vui

Uốn lượn giữa vùng núi nong điệp trùng, ẩn mình dưới những bóng cây cổ thụ, với phong cảnh hữu tình, thắng cảnh Suối Mỡ từ lâu được biết đến như một điểm đến nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Cách trung tâm thành phố Bắc Giang 35 km theo quốc lộ 31, Suối Mỡ khởi thuỷ từ dãy núi Yên tử rồi quang co uốn lượn trong thung lũng của dãy Huyền Đinh - Yên Tử. Đến với khu du lịch suối Mỡ, du khách sẽ được đắm mình trong bồn tắm thiên nhiên với làn nước trong xanh tung bọt trắng xóa. ngắm nhìn thác nước từ trên cao đổ xuống đẹp như mái tóc dài của nàng tiên nữ. Ở nơi đây, thiên nhiên làm nên một trong bức tranh sơn thuỷ tuyệt mỹ với thác nước kỳ vĩ, đại ngàn xanh.

 

Trên đường đi, dòng chảy của suối Mỡ tạo thành những ngọn thác đổ dài theo vách đá. Dòng suối ấy là minh chứng cho lịch sử của vùng đất đầy những huyền thoại, kỳ bí ấy, nhưng mang đậm tâm linh người Việt Nam.

 

Truyền thuyết kể rằng, vua Hùng Vương thứ 16 có nàng công chúa Quế Mị Nương, hiền thục, nết na, nhân hậu. Nàng được nhiều vương tôn, công tử đến cầu hôn nhưng đều từ chối bởi nàng đam mê du ngoạn, đặc biệt là đến thung lũng Huyền Đinh – Yên Tử.

 

Một lần, trong chuyến du ngoạn đến đây, chứng kiến nơi này đất đai khô nẻ, dân tình đói rách công chúa đã rất đau lòng. Vào một ngày đầu xuân, khi đặt chân xuống thung lũng, nàng đã dùng năm đầu ngón tay ấn xuống từng phiến đá và lạ thay, một dòng nước mát ào ạt chảy ra thành suối, đưa nước tưới cho đồng ruộng.

 

Từ đó, đất đai vùng này trở nên màu mỡ, trù phú, đời sống người dân cũng trở no đủ hơn xưa. Ghi nhớ công ơn của công chúa Quế Mị Nuơng, dân làng đặt tên con suối ấy là Suối Mỡ hay còn gọi là Suối Mẫu, lập đền thờ và gọi là đền Thánh mẫu thượng ngàn. Dọc bờ suối, người bản địa xây dựng ba ngôi đền kế tiếp nhau là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng để bày tỏ tấm lòng biết ơn với nàng.

 

Cũng chính từ Suối Mỡ, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn đã cùng các tướng lĩnh thân tín lập đại bản doanh để chặn đứng mũi tiến quân của bọn xâm lược Nguyên Mông từ Ải Chi Lăng, kéo về đánh chiếm Vạn Kiếp nhằm tiến về kinh thành Thăng Long. Để ghi nhớ chiến công hiển hách này, người dân đã lập đền Trần. Tại đây còn khu di tích Ba dinh, Bẩy nền, Bãi quần ngựa, Suối đá mài gươm, Thao trường luyện kiếm…

 

Đến thắng cảnh suối Mỡ, ngoài đắm mình trong làn nước trong xanh, du khách còn được thoả sức ngắm nhìn những thác nước kì vỹ như thác: Thùm Thùm, Đấu Đong Quân; chiêm nghiệm sự đời trong chùa Hòn Trứng, Hồ Bấc; đình chòi Xoan, bãi Quần Ngựa…

 

Mới đây, để thắng cảnh Suối Mỡ thành khu du lịch hấp dẫn, tỉnh Bắc Giang đã đầu tư làm đường ô tô, xây dựng hệ thống đường điện hồ chứa nước, bãi đậu xe, khu nhà nghỉ... Ông Đỗ Đức Thành, Phó giám đốc Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch tỉnh Bắc giang cho biết, hiện mỗi năm khu du lịch suối mỡ đón gần 5 vạn du khách trong và ngoài nước. Để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, Sở đang đầu tư xây dựng nhà nghỉ, nhà giải trí, khách sạn... bên bờ Suối Mỡ.

Người đăng: admin

30/10/2009

Moi chuyen di la mot niem vui

Không biết nghề làm nón ngựa có từ bao đời, chỉ biết rằng, ở thôn Phú Gia, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, bất kể đàn ông hay đàn bà đều rất thạo nghề này...

Xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là một trong 13 địa phương của cả nước được công nhận Làng văn hóa, du lịch các dân tộc Việt Nam. Chỉ trên địa bàn của một xã, nhưng có đến 3 nghề truyền thống nổi tiếng tập trung, trong đó nghề làm nón ngựa ở thôn Phú Gia là lâu đời nhất. 

 

Thời hiện đại với nhiều loại mũ, nón hợp thời trang đã có lúc làm điêu đứng nghề nón ngựa; nhưng hiện nay, nó đang được phục hồi bởi sự quan tâm của nhà nước đối với nghề truyền thống của cha ông; hơn thế, những chiếc nón ngựa chỉ có ở vùng đất võ đã và đang trở thành sản phẩm du lịch độc đáo níu chân du khách. 

 

Ông Đỗ Văn Lan, Trưởng làng nghề nón ngựa Cát Tường, huyện Phù Cát, Bình Định cho biết: “Làng nón ngựa mỗi khi mở Festival, du khách nước ngoài, đặc biệt là du khách Pháp đã đến, họ thích nón này lắm. Đài báo cũng tôn vinh cái nghề này, họ nói về Làng văn hóa du lịch của làng nón chúng tôi...”

 

Làm nón ngựa phải trải qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có một nhóm người làm theo hình thức chuyên môn hóa. Tuy thu nhập không cao, nhưng nghề này đã giải quyết được việc làm lúc nông nhàn cho người lao động, giúp họ có thêm khoản chi phí cho cho gia đình. Quan trọng hơn, nghề nón ngựa truyền thống đã được khôi phục và trong tương lai sẽ là điểm đến của Làng văn hóa du lịch Cát tường, tỉnh Bình Định. 

 

Bà Trần Thị Giao, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, Bình Định nói: “Nghề này tỉ mỉ lắm, nghề có từ lâu đời, mình phải chỉ cho con cháu làm để nối nghề trở lại”.

 

Kể từ khi Festival Bình Định được tổ chức hàng năm, lượng du khách nước ngoài tìm đến tham quan và đặt mua sản phẩm ngày càng nhiều, họ rất thích thú và khen ngợi bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công ở làng nón Phú Gia; còn người làm nón thì ước ao Cát Tường sẽ trở thành điểm du lịch thực sự để người làm nón có thị trường rộng mở, có thể sống được bằng nghề.

Người đăng: alotourist


Trở lại
Thêm địa danh

Tiep Thi Quang Cao