International Tourist Corp
Ngôn ngữ:
English


Vịnh Hạ LongLặn biển Phú QuốcTour Tây Bắc ngắm ruộng bậc thang

24/04/2009 | RSS Feed

Sông Cái Lớn - dòng sông bắt nguồn từ biển

người đăng admin | viết nhận xét

Sông Cái Lớn còn có các tên gọi khác như Cửa Lớn, Tam Giang, Năm Căn... tùy theo địa danh mà đoạn nó đi qua. Đúng như tên gọi, đây là con sông lớn và dài nhất ở Cà Mau, dòng chảy cũng mạnh nhất. Có lẽ không dòng sông nào nhiều chi lưu bằng Cái Lớn. Nếu đi ven bờ, không quá 1.000 m là có một chi lưu, lúc là một con rạch nhỏ, lúc lại là một dòng sông lớn chạy ngoằn ngoèo vào rừng sâu.

Nghề lưới đáy trên sông.

Cái Lớn chứa đầy tôm cá, mà lưới đáy là nghề đánh bắt lâu đời của người dân sống ở dọc dòng sông này. Ở những đoạn nước sâu vừa phải, người ta dùng gỗ lớn, dài 20-25 m, cắm xuống dòng sông, giăng thành hàng ngang 20-30 miệng đáy và dùng dây néo vào nhau, khi nước ròng (thủy triều xuống) thì thả lưới để bắt tôm cá. Còn ở những đoạn nước quá sâu, họ dùng lưới bè (tức là những chiếc ghe kết lại thành một khối lờ lững trên) rồi néo dây xuống đáy sông cho vững chắc, không để nước cuốn trôi.

Một góc cồn Ông Trang - nơi khởi nguồn của sông Cái Lớn.

Ngoài nghề lưới đáy, người dân sống ở sông Cái Lớn còn có nhiều cách bắt tôm cá khác như bao lưới, đẩy te, chài, giăng câu... và đặc biệt là nghề đâm cá dứa. Đây là một loài cá biển có hình dáng gần giống như cá ba sa hay cá tra nhưng khá lớn, bình quân 2-3 kg mỗi con, có con nặng gần 10 kg và thịt ăn rất ngon. Vào khoảng tháng 8 đến tháng 10 hằng năm, khi mùa trái mắm chín rụng xuống sông, cá dứa từ biển vào từng đàn và nổi lên mặt nước để ăn, người dân dùng thuyền nhỏ chèo theo đàn cá và dùng lao đâm cá.

Trong chiến tranh chống Mỹ, sông Cái Lớn là một bãi chiến trường đầy máu lửa vì cửa biển Vàm Lũng thuộc xã Tân Ân là đoạn cuối của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển. Số vũ khí từ miền Bắc chi viện vào đến cửa Vàm Lũng theo sông Cái Lớn tỏa ra các kênh rạch chằng chịt khác để đến với chiến trường miền Nam.

Cửa biển Bồ Đề.

Ngày nay, tỉnh Cà Mau đang xây dựng bến cảng quốc tế tại thị trấn Năm Căn. Tàu viễn dương hàng nghìn tấn chở hàng hóa từ biển theo cửa Bồ Đề vào sông Cái Lớn và cập cảng Năm Căn một cách dễ dàng. Sau khi quốc lộ 1A đoạn Cà Mau - Năm Căn hoàn thành, cảng này trở thành một cửa ngõ giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Cà Mau cất cánh.

Theo Đất Mũi




Cuối tuần, nhiệt độ giảm ở cả ba miền

người đăng admin | viết nhận xét

Tuy nhiên, đây là đợt không khí lạnh cuối mùa, cường độ trung bình nên chỉ làm nhiệt độ miền Bắc (các tỉnh phía Đông là chính) giảm 3, 4 độ C, trời trở mát.

Dự báo, không khí lạnh cũng gây ảnh hưởng nhẹ đến các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ nhiệt độ giảm không đáng kể. Các tỉnh từ phía nam đèo Hải Vân trở vào nhiệt độ không thay đổi. Riêng Đà Nẵng, nhiệt độ có thể giảm nhẹ, trong ba ngày tới dao động trong khoảng 24 - 35 độ C.

Các tỉnh Nam bộ, trong những ngày tới có gió mùa Tây Nam, mưa rào kèm theo giông nhưng chỉ mang tính cục bộ. Bà Lê Thị Xuân Lan, Phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết, các cơn mưa xen kẽ sẽ làm cho nhiệt độ Nam bộ giảm xuống chút ít, nhiệt độ cao nhất dao động trong khoảng 33 - 35 độ C, một số nơi có thể vượt 35 độ C.

Dự báo, các tỉnh Bình Phước, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và TP HCM trong hai ngày cuối tuần có mưa giông.

Thu Hoài - Báo Đất Việt




"Nội xâm" văn hóa

người đăng admin | viết nhận xét

Tan tác lễ hội hoa Hà Nội 2009.

Trong cuộc trò chuyện bàn tròn trên VietNamNet gần đây, nhà báo Hữu Thọ nêu lên sự cần thiết của việc bảo vệ nền văn hóa truyền thống của dân tộc và đề cập đến nguy cơ “xâm lăng” văn hóa từ bên ngoài, trong đó ông bày tỏ sự lo lắng về sự xuống cấp của văn hóa và sự sùng ngoại…

Để làm tốt việc này, cũng trên diễn đàn đó, nhà báo Hữu Thọ nhấn mạnh đến việc phải coi trọng giữ gìn tốt các công trình văn hóa.

Ông cũng đưa ra những thí dụ khá thú vị về việc bảo vệ nền văn hóa dân tộc khỏi sự “xâm lăng” về văn hóa từ bên ngoài bằng câu chuyện về người Mexico đã giữ gìn nền “văn hóa hoa quả” hay người Pháp bảo vệ nền “văn hóa rượu vang” của họ như thế nào trước nguy cơ “xâm lăng” của đồ uống CocaCola đến từ nước Mỹ.

Chen lấn, chồng chéo lô cốt gây tắc
đường ở TP HCM. Ảnh: VnE
Nhưng khái niệm văn hóa không chỉ bao gồm các công trình văn hóa cụ thể, các di tích thắng cảnh hay những làn điệu dân ca nổi tiếng, hoặc những món ăn, thức uống đặc sắc mà chúng ta có thể tự hào với thế giới về một nền ẩm thực “đậm đà bản sắc” Việt.

Nếu khái niệm văn hóa không chỉ là như vậy mà còn là sự ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với môi trường, là ý thức trách nhiệm của cả hệ thống, là ý thức cộng đồng thì tôi lại thấy vấn đề “nội xâm văn hóa” có vẻ đã rất nghiêm trọng trong xã hội ta hiện nay.

Và khi xét văn hóa theo nghĩa rộng như thế thì trong nhiều trường hợp,  sự “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài thậm chí lại rất cần được khuyến khích vì nó mang ý nghĩa tích cực góp phần tác động để từng bước đẩy lui họa “nội xâm” này.

"Nội xâm" văn hóa

Có lẽ chẳng thiếu ví dụ về những trường hợp như thế.

Chẳng hạn như việc vượt đèn đỏ khi không có mặt công an, phóng nhanh vượt ẩu khi tham gia giao thông có thể được xem là một thứ “nội xâm” làm xấu đi hình ảnh các đô thị ở Việt Nam trong mắt người nước ngoài hiện nay.

Hay cùng với hàng loạt những tai nạn chết người do sập hố ga hay bị điện giật do dây điện ngoài đường rơi phải thì người ta cũng đồng thời nhận ra sự thiếu vắng của một thứ văn hóa mà ở những xứ sở khác là chuyện bình thường, có thể tạm gọi đó là “văn hóa nhận trách nhiệm”, “văn hóa từ chức” hay “văn hóa xin lỗi”.

Rồi chuyện bẻ cành, vặt hoa tại lễ hội hoa anh đào tại Hà Nội năm ngoái đã dẫn đến một cuộc tranh cãi khá quyết liệt rằng liệu đó là “văn hóa” của Hà Nội hay là sự “xâm lăng” của “văn hóa ngoại tỉnh”.

Nhưng dù cuộc tranh cãi này có đưa đến kết luận gì thì chắc chắn nó cũng là một hiên tượng “nội xâm văn hóa” giữa những người trong nước với nhau chứ không phải là một thứ “văn hóa ngoại lai” đến từ nước ngoài.

Hoặc là chuyện các “hung thần xe buýt” coi thường tính mạng của hành khách và người đi đường, đã trở thành nỗi ám ảnh đối với dân lành, với học sinh sinh viên mà điều này đã được phản ánh trong hàng chục bài báo thời gian qua. Chắc đây cũng không phải là sự “xâm lăng” về văn hóa đến từ bên ngoài.   

Còn nhiều thí dụ khác nữa, từ việc xà xẻo tiền Tết của dân nghèo hay tiền cứu trợ của những nạn nhân thiên tai, thái độ vô cảm của nhân viên y tế với người bệnh, sự thiếu nụ cười và thừa lạnh nhạt ở những công chức chốn công đường, sự thiếu ý thức cộng đồng cho đến sự thờ ơ đối với những vấn đề xã hội, rồi tệ chạy chức chạy quyền, chạy bằng cấp…

Có chọn lọc

Tan tác lễ hội hoa Hà Nội 2009.
Ảnh: VNN

Thật khó mà có thể kết luận là các hành vi trên phát sinh từ kết quả của một sự “xâm lăng văn hóa” từ bên ngoài. Và nếu không thể kết luận được như thế  thì “nội xâm văn hóa” có lẽ là cái tên thích hợp nhất để đặt cho chúng.

Viết đến đây, tôi lại nhớ đến câu chuyện được báo Tuổi Trẻ đưa năm ngoái kể về một phụ nữ nước ngoài khi chở con gái bằng xe máy lưu thông trên đường tại Tp.HCM và phát hiện một vệt cát xây dựng nằm giữa đường, bà đã dừng xe lại, mượn xẻng ở gần đó và lẳng lặng thu dọn đống cát này. Theo những người dân ở đây cho biết thì trước đó nhiều người đi xe máy đã trượt ngã nhưng chẳng được ai quan tâm.

Việc này có lẽ hiếm có ở ta nên nó nhanh chóng được nhiều báo và trang mạng khác đăng lại và trở thành đề tài bàn luận sôi nổi trong khi người phụ nữ nước ngoài đó khi được hỏi tên thì từ chối trả lời mà nói rằng việc làm của bà là rất bình thường và ai cũng làm được như vậy.

Xã hội ta mà cứ “bị xâm lăng” bởi các hành vi như thế của những người nước ngoài, để chúng cũng trở thành bình thường, không còn là “của hiếm” nữa thì sẽ tuyệt biết bao!

Và đến bao giờ văn hóa nhường đường, tôn trọng luật giao thông từ nước khác sẽ “xâm lăng” để đánh bại nạn “nội xâm” vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu tại các đô thị của nước ta? Đến bao giờ tệ “nội xâm” vô cảm, thờ ơ, thiếu trách nhiệm bị “những kẻ xâm lăng” là “văn hóa xin lỗi”, “văn hóa từ chức” và “văn hóa nhận trách nhiệm” đánh bại?

Đến bao giờ “văn hóa tôn trọng tính mạng hành khách” mà chúng ta thấy ở những nước văn minh sẽ “xâm lăng” hoàn toàn vào ngành xe buýt của nước ta để không còn cảnh hành khách chưa kịp bước lên, xuống thì xe đã chạy? Bao giờ tệ phong bì sẽ hoàn toàn bị “xâm lăng” bởi “văn hóa niềm nở” hay “văn hóa nụ cười” tại các công sở… ?

  • Hà Vũ Hiển - Tuanvietnam.Net





"Loạn" giá vé tàu, xe khách ngoài luồng dịp 30/4

người đăng admin | viết nhận xét

Cách đây một tháng, Cty quản lý bến xe Hà Nội đã yêu cầu các bến xe trên địa bàn Hà Nội phải thực hiện tăng chuyến và giữ nguyên giá vé.

Ông Nguyễn Công Bằng - Phó Giám đốc Công ty khẳng định: “Để khuyến khích các xe tăng cường, chúng tôi đã giảm 50% giá dịch vụ bến cho xe tăng cường trong 2 ngày 29, 30/4 và miễn thu tiền đỗ đêm cho các xe lưu đỗ đêm ngày hôm trước để hôm sau tăng cường giải tỏa. Để đảm bảo quyền lợi của hành khách, Công ty sẽ kiểm tra gắt gao và yêu cầu các đơn vị đưa đủ số phương tiện đã đăng ký trên tuyến vào hoạt động”.

Người mất việc được giảm 20% giá vé

Dịp này, Tổng Công ty đường sắt Việt Nam giảm 20% giá vé cho người lao động có giấy chứng nhận mất việc làm do khó khăn của nền kinh tế, khi mua vé ngồi cứng trên tất cả các hành trình của ngành đường sắt.

Học sinh, sinh viên khi mua vé tập thể (từ 15 người trở lên) cũng được giảm 25% giá vé ngồi cứng - mềm.

Ngoài ra, Công ty quản lý bến xe Hà Nội còn phối hợp với các đơn vị xe buýt thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội thuê bổ sung một số phương tiện vận tải dự phòng sẵn sàng giải tỏa hành khách khi lượng khách từ các tỉnh về bến quá đông.

Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cũng quyết định tăng thêm nhiều chuyến tàu tới các điểm du lịch nổi tiếng. Ga Hà Nội sẽ chạy thêm hai chuyến trên tuyến Hà Nội - Đà Nẵng và Hà Nội -  Đồng Hới vào ngày 29/4 và 4/5.

Ngoài ra, trong ngày 4/5, ga Hà Nội bổ sung tàu SE9 từ Hà Nội vào TPHCM. Ga Sài Gòn mở thêm 5 tuyến tàu đôi TPHCM -  Nha Trang chạy vào các ngày 29/4, 2/5, 3/5.

Phản ánh về tình trạng loạn giá vé xe khách vào dịp 30/4 – 1/5, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Giám đốc Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) khẳng định: “Tình trạng loạn giá chỉ xảy ra đối với xe “dù”, xe ngoài luồng. Còn nếu đi xe trong bến, hành khách sẽ không bao giờ bị bắt chẹt về giá.

Nếu đến bến, hành khách nên mua vé trong bến. Nếu trường hợp khách hàng lên xe vẫn chưa mua vé thì nên yêu cầu nhà xe bán vé có dấu của Ban quản lý bến xe. Nhân viên phục vụ sẽ căn cứ vào chặng đường cụ thể của khách hàng để đưa vé với giá phù hợp”.

Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Bến xe phía Nam (Hà Nội) cũng cho biết: “Không có doanh nghiệp nào đề xuất phụ thu giá vé trong dịp này. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có tình trạng giá cao là do xe “dù”.

Thường vào những dịp lễ Tết, các bến xe, bến tàu thường chật cứng. Nhiều người ngại chật chội nên chọn xe “dù”. Nhưng khi lên những chiếc xe này, hành khách sẽ không tránh khỏi phiền lòng. Xe cũng chật cứng người, thậm chí để tận thu, khách sẽ phải ngồi ghế nhựa chen chúc và phải chịu giá vé cao hơn gấp rưỡi, thậm chí gần gấp đôi giá vé trong bến”.

Hà Nội tăng cường 900 lượt xe
 
Ngày 29/4, tại Bến xe phía Nam sẽ tăng cường khoảng 150 chuyến xe; Bến Gia Lâm tăng cường 85 chuyến; Bến Mỹ Đình dự kiến tăng 100 chuyến và Trạm Thanh Xuân tăng 15 xe.

Ngày 30/4, Bến xe phía Nam sẽ tăng cường 265 chuyến xe; Bến Gia Lâm tăng cường 125 chuyến; Bến Mỹ Đình dự kiến tăng 140 chuyến và Trạm Thanh Xuân tăng 20 xe.

Ngày 3/5, dự báo lượng khách sẽ tăng mạnh, vì vậy cần tăng cường 600 lượt xe buýt, xe phục vụ vận tải công cộng nội đô để phục vụ chuyển tải khách từ phương tiện liên tỉnh về Hà Nội.

Theo Giadinh.net





Những điều cần biết khi đi du lịch Phú Quốc, Kiên Giang

người đăng admin | viết nhận xét

Giá vé đến Phú Quốc khoảng hơn một triệu đồng. Nếu đi tàu, bạn hãy đi xe đến Rạch Giá, sau đó theo tàu Dương Đông, Hải Âu của công ty TNHH tàu cao tốc Kiên Giang Superdong Express ship. Mỗi ngày có một chuyến từ Rạch Giá đến cảng An Thới vào lúc 8h sáng và một chuyến từ An Thới về Rạch Giá lúc 13h chiều. Thời gian đi tàu mất khoảng 2 giờ 45 phút, giá vé 130 ngàn/người. 
     

Đảo Phú Quốc có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 28 độ C, quanh năm mát mẻ nên bạn có thể yên tâm đến Phú Quốc vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Thế nhưng, thời điểm lý tưởng nhất để đến Phú Quốc là vào tháng 1 và tháng 2.

Thông tin xuất nhập cảnh: Những công dân của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore...nếu chỉ ở tại thị trấn Dương Đông trong khoảng 15 ngày trở lại thì không cần phải làm thủ tục lưu trú. Từ Dương Đông, nếu muốn đi tham quan những nơi khác thì phải làm hộ chiếu tại văn phòng xuất nhập cảnh thị trấn Dương Đông.

Hành trang ra đảo: Trước khi khởi đầu một chuyến tham quan Phú Quốc thì bạn nên theo dõi thông tin về thời tiết nơi đây. Bạn cũng nhớ chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cá nhân và máy ảnh, ống nhòm, đồ lặn, kem chống nắng, đèn pin, võng...Khi tắm biển, tránh ngâm mình dưới nước quá lâu và không nên tắm vào lúc giữa trưa. Và để có một chuyến đi thật thú vị thì bạn nên hoạch định những điểm du lịch cụ thể để phân bố thời gian hợp lý.

Đặc sản ở Phú Quốc:
-Biên mai - một loài sò biển có hình tam giác được chế biến thành các món ăn khác nhau như biên mai xào chua ngọt, cháo biên mai...
-Hải sâm hay còn gọi là Đồn đột là món hải sản được du khách yêu thích vì có độ dinh dưỡng cao.
-Rượu vang sim được chế biến từ trái sim chín.
-Nước mắm Phú Quốc.
-Hồ tiêu Phú Quốc...






Các tin cũ hơn

Tiep Thi Quang Cao