International Tourist Corp
Ngôn ngữ:
English


Vịnh Hạ LongLặn biển Phú QuốcTour Tây Bắc ngắm ruộng bậc thang

16/07/2009

Moi chuyen di la mot niem vui

Ngôi nhà tọa lạc tại số 13, đường Điện Biên Phủ, phường 3, thị xã Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) rất nổi tiếng với cái tên nhà "Công tử Bạc Liêu" - nay là khách sạn -một địa chỉ mà bất cứ du khách nào khi đặt chân về Bạc Liêu cũng muốn tìm đến tham quan hoặc nghỉ lại một đêm cho biết.

 

Đã từ lâu, trong dân gian vẫn truyền miệng câu thành ngữ “Công tử Bạc Liêu” để chỉ lối sống phong lưu, phóng túng của những cậu ấm, cô chiêu xuất thân từ tầng lớp quý tộc, đại điền chủ giàu có ở vùng đất Nam Bộ dưới thời thực dân, phong kiến. Nhân vật tiêu biểu của danh xưng này chính là Trần Trinh Huy (tên thật là Trần Trinh Quy), sinh năm 1900 tại làng Vĩnh Hưng, quận Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, mất năm 1974 tại Sài Gòn.

Thời Pháp thuộc, vùng đất thuộc địa Nam Kỳ do ổn định từ sớm nên việc chế độ thực dân phân chia lại ruộng đất đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp.

Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường ăn chơi để thể hiện mình. Trong số đó có công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy bởi chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và mức độ ăn chơi. Cha của Huy là ông Trần Trinh Trạch (hay còn gọi là Hội đồng Trạch) thời đó đã là chủ sở hữu 74 sở điền với 110.000 ha đất lúa, gần 100.000 ha ruộng muối, vài chục căn nhà ở Bạc Liêu và nhiều biệt thự sang trọng ở Cần Thơ, Sài Gòn, Vũng Tàu, Đà Lạt...

Ngôi nhà "Công tử Bạc Liêu" được xây dựng năm 1919 do kỹ sư người Pháp thiết kế. Nhà có hai tầng, tầng dưới có hai phoìng ngủ, hai đại sảnh.  Chính giữa là cầu thang lên lầu trên gồm ba phòng ngủ, hai đại sảnh. Phòng ở hướng đông bắc là phòng của ông Trần Trinh Trạch, đối diện là phòng của Công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy.

Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua, căn nhà gần như vẫn giữ được những nét cơ bản của nó. Năm 2003, Công ty Du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà nhằm đưa vào kinh doanh văn hóa, du lịch. Chị Võ Kim Cương – Giám đốc Khách sạn "Công tử Bạc Liêu" cho biết: từ ngày đưa vào hoạt động, khách sạn này luôn đạt công suất gần 80%. Riêng căn phòng của Công tử Bạc Liêu (phòng 101) muốn thuê phải đặt trước từ 7-10 ngày, vì phòng này lúc nào cũng có khách, phần đông là Việt kiều. 

Tuy nhiên do qua nhiều giai đoạn lịch sử mà vật dụng trong gia đình đã thất lạc rất nhiều, nhưng với những gì còn sót lại và được bảo quản như hiện nay cũng đủ nói lên được sự giàu có của gia đình ông Hội đồng Trạch lúc bấy giờ.

Trao đổi với chúng tôi, chị Võ Kim Cương cho biết, tương lai, một khách sạn mới được xây xong, nhà của Công tử Bạc Liêu sẽ không còn là khách sạn. Lúc đó ngôi nhà này sẽ là một di tích lịch sử - văn hóa mang tính đặc thù của Bạc Liêu để khách tham quan hiểu về cung cách tiêu xài của các công tử nhà giàu thời xưa ở Nam Bộ.

 Dưới đây là một số hình ảnh nhà Công tử Bạc Liêu:

Ngay tại tầng 1 của ngôi biệt thự là phòng thờ của Ông bà hội đồng Trần Trinh Trạch (Cha mẹ đẻ của Công tử Bạc Liêu).
ảnh
Lối cầu thang dẫn lên phòng của Công tử Bạc Liêu
ảnh
Nơi trước đây Công tử Bạc Liêu ngồi uống trà và ăn nhậu.
Tầng áp mái giờ đây không còn là nơi để đồ đạc như xưa.
 
 
 
Một số khu vực trong khuôn viên ngôi biệt thự giờ đã được tận dụng để kinh doanh dịch vụ cafe.
Khu vườn đã được sửa sang để làm nhà hàng ăn uống

 

 
Người đăng: saigonopentour.com

16/07/2009

Moi chuyen di la mot niem vui
Khleang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng được xây dựng vào giữa thế kỷ 16. Chùa có bức tượng Phật ngồi trên đài sen cao 6,8 m đặt ngay ở chính điện. Chùa Khleang đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Chùa Khleang là một ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng, có tuổi thọ rất cao, gắn liền với truyền thuyết địa danh Sóc Trăng. Ban đầu, chùa được xây cất bằng gỗ, lợp lá, rồi dần dần mới xây cất bằng gạch và lợp ngói, với cách trang trí, đường nét kiến trúc rất đẹp. Chùa nằm trên một khoảnh đất rộng, không gian thông thoáng, chung quanh có nhiều cây xanh, tỏa bóng mát xuống khắp mặt sân, dưới mỗi gốc cây có đặt những băng ghế đá dùng để nghỉ chân, tạo cho du khách một cảm giác hết sức thoải mái, mát mẻ sau khi tham quan mệt nhọc. Ðặc biệt, trong khuôn viên chùa còn có nhiều cây thốt nốt, loại cây đặc trưng mà người Khmer thích trồng ở khu vực sinh sống của mình. Cổng chùa được trang trí nhiều hoa văn, họa tiết, mầu sắc rực rỡ mang đậm phong cách Khmer. Tuy nhiên, chùa Khleang được xây cất rất cao so với mặt đất, với bậc tam cấp và ba vòng rào, tất cả đều bằng xi-măng và rực rỡ mầu sắc. Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích rất lớn. Trước chùa có xây hai tháp hình bầu dục nằm ở hai bên, dùng để đựng xương cốt của các vị trụ trì.

Bên trong chính điện có 16 cột bằng gỗ, rất to, đen mượt, được thếp bằng vàng các hình ảnh nói về cuộc đời đức Phật, về sinh hoạt Phật pháp. Trên trần và chung quanh đều được trang trí bằng rất nhiều nét vẽ về hình ảnh của đức Phật, thể hiện được sự hòa hợp giữa kiến trúc và hội họa. Nơi chính điện là tượng Phật cao 6,8 m, phần thân tượng cao 2,7 m được đúc vào năm 1916. Tượng được đặt ngồi trên tòa sen lộng lẫy với vầng hào quang bằng điện lúc ẩn, lúc hiện, tạo nên sự uy nghiêm thanh thoát và huyền ảo. Chung quanh tượng Phật lớn và tượng Phật nhỏ có nhiều tủ kính trưng bày các hiện vật gia dụng của cộng đồng người Khmer xưa như là một cách bảo tồn và phát huy nét sinh hoạt văn hóa cổ xưa của dân tộc mình.

Bộ mái chùa cũng được xây dựng theo thể thức tam cấp và mỗi cấp lại có 3 nếp. Nếp giữa lớn hơn nếp phụ ở hai bên và không có tháp nóc chùa. Chung quanh mái chùa được đắp phù điêu hình chim, thú cũng như những hình ảnh tượng trưng cho triết lý nhà Phật. Toàn bộ mái chùa là cả một công trình kiến trúc vĩ đại thể hiện quan niệm, triết lý về Phật, Trời của người Khmer.

Hằng ngày, chùa Khleang đón rất nhiều du khách đến tham quan, đặc biệt là du khách nước ngoài. Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc

Người đăng: saigonopentour.com

15/07/2009

Moi chuyen di la mot niem vui

Con đường từ thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đi Vĩnh Hy, theo Tỉnh lộ 702, dài khoảng 40 km, khá thú vị với biển, núi và rừng. Ra khỏi thành phố vài ba cây số là đến thôn Vân Sơn - nơi trồng hành tỏi nổi tiếng khắp cả nước, xuất khẩu sang cả Đài Loan. Đi thêm đoạn đường nữa là đến thôn Tri Thủy, xã Tri Hải, huyện Ninh Hải.

Đến đây, bạn sẽ thấy những ngọn núi đá tuy thấp nhưng khá ngoạn mục, trong đó có Hòn Đá Chồng. Theo người dân địa phương, trên đỉnh Hòn Đá Chồng có Hòn Đá Dao, được xem là “thần hộ mệnh” của Nguyễn Văn Thiệu. Cũng theo thôn dân, trước khi tổng thống chế độ Việt Nam cộng hòa này bị mất chức ba tháng, Hòn Đá Dao đã bị sét đánh sập. Gắn với nhân vật Nguyễn Văn Thiệu còn có ngôi nhà mát nằm sát biển Ninh Chữ. Ninh Chữ là bãi biển cát mịn, sóng êm, bên trái nhìn hun hút đại dương xanh ngăn ngắt, bên phải là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm chan hòa ánh nắng ban mai. Tại vịnh biển này có ngôi nhà mát mà khi còn tại vị, những lúc về thăm nhà, Nguyễn Văn Thiệu thường đến nghỉ và tắm biển. Ngôi nhà đó nay là nhà hàng với tên gọi Nhà Mát.

 

Nhưng con đường từ Ninh Chữ đến Vĩnh Hy mới hấp dẫn vì qua một đoạn đèo quanh co, toàn những khúc cua cùi chỏ. Qua khỏi đèo là đến Vĩnh Hy. Vĩnh Hy là vịnh biển (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải), được đưa vào khai thác du lịch từ năm 2000. Nơi đây có 3-4 chủ tàu đáy kính xem san hô, mỗi chủ có năm, ba chiếc sẵn sàng phục vụ khách. Giá 700.000 đ/tàu/25 khách. Đi lẻ, giá 40.000 đ/khách. Bạn nhớ trả giá vì chủ tàu nào cũng nói thách. Thời hạn đi tàu thì vô chừng. Tàu đưa bạn ra bãi Ông Thìn xem san hô. Khu bảo tồn biển Vĩnh Hy có 307 loài san hô quý hiếm, trong đó có 50 loài mới phát hiện ở nước ta. Qua đáy tàu bằng kính, bạn sẽ thấy những cánh san hô cùng những bầy cá lượn lờ trong nước. Sau đó tàu ghé bãi Cóc, bạn vừa ngắm nhìn cảnh hoang sơ của vịnh biển êm đềm những con sóng nhỏ xanh trong màu ngọc bích vỗ bờ, vừa thưởng thức các loại hải sản tươi sống như: ốc tai tượng, ốc đụn, ốc vú nàng, ốc bàn tay, sò bông, sò điệp, sò bay... với giá “mềm”. Nơi này chỉ bán mỗi một thứ bia 333, giá 10.000 đ/lon. Khi nào muốn vào, bạn điện thoại là người ta đưa tàu ra đón. Buổi trưa hoặc chiều, nếu muốn dùng cơm sau chuyến thăm vịnh biển, bạn dặn trước chủ tàu. Thăm thú cảnh đẹp biển xanh với những đảo đá hình thù kỳ lạ, hấp dẫn của vịnh biển được đánh giá là một trong 4 vịnh biển đẹp nhất Việt Nam xong, trở vào, bạn có ngay cơm nóng canh sốt với những món ăn đậm đà hương vị biển khơi trước khi lên đường tiếp tục khám phá mạn Đông Bắc Phan Rang - Tháp Chàm.

 

Trở lại con đường đèo quanh co, uốn khúc, tuy nhỏ hẹp nhưng tạo trong bạn sự hứng khởi của một con người mạo hiểm, bạn đến khu bảo tồn thiên nhiên núi Chúa. Đây là nơi có hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng hiếm thấy nhất ở nước ta với nhiều sinh vật sống ở độ cao hơn 1.000 m so với mặt biển. Qua chiếc cầu treo lắc lư theo từng bước chân, là con đường bê tông phẳng phiu đưa bạn tới làng dân tộc Raglai. Ngôi làng này có khoảng 200 người sinh sống. Nhà nước đã từng đưa họ xuống chân núi sinh sống trong những căn nhà khang trang. Nhưng vì quen với cuộc sống hoang dã, họ lần hồi trở lại với núi rừng âm u. Con đường ngợp tiếng ve trong những ngày đầu mùa hạ, lúc thấy một mảnh ruộng nhỏ như “bàn tay”. Hóa ra, nơi nào có nước là họ tranh thủ trồng lúa. Đi thêm một đỗi là bạn tới suối Lồ Ồ. Con suối nhỏ, khá đẹp với những tảng đá lớn nhỏ rải rác khắp nơi giữa khung cảnh núi rừng yên tĩnh, chắc chắn sẽ là kỷ niệm khó quên trong đời bạn.

 

Rời làng dân tộc Raglai trên núi Chúa, bạn trở về thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, để tiếp tục khám phá tiếp mạn Đông Nam của “xứ sở” chói chang ánh nắng này.

Người đăng: saigonopentour.com

15/07/2009

Moi chuyen di la mot niem vui

Rau gia vị làm cho món ăn thêm mầu sắc, hấp dẫn, lôi cuốn bởi những hương vị đặc trưng chứa trong tinh dầu thơm của nó. Rau gia vị phần lớn có chất kháng sinh thực vật có tác dụng kìm hãm vi khuẩn phát triển. Món lòng lợn dễ nhiễm trùng gây rối loạn tiêu hóa thì đã có rau thơm rau húng. Canh trai, canh hến sợ khó tiêu đã có rau răm. Cứ thế mỗi món ăn lại kèm theo một "liều thuốc" kích thích tiêu hóa.

Rau mùi

 

Rau mùi trồng phổ biến khắp nước để ăn kèm với các món xào còn nóng như bò xào, mực tươi xào. Trộn lẫn với rau sa lát, bạc hà, húng quế, mùi tàu, ngổ để ăn bún chả, bún nem. 

 

Húng láng là thứ rau gia vị đặc sản của vùng đất Láng, Hà Nội nơi có những nguyên tố vi lượng mà các vùng đất khác không có cho nên húng Láng đánh trồng nơi khác sẽ biến dị, hết hương vị nguyên chất. Húng Láng dùng ăn với tái dê, lòng lợn tiết canh, phở chín, tạo nên vị thơm riêng biệt, hấp dẫn. 

 

Xương sông có mùi thơm hắc. Lá xương sông gói thịt băm nướng than hồng hoặc rán chả hoặc nấu canh thịt, cá. 

 

Rau răm

 

Rau răm ngoài mùi thơm còn có vị chát, se cay dễ chịu. Rau răm thái nhỏ nấu canh thuôn thịt bò, thịt lợn đều dễ ăn vì lượng tinh dầu chứa nhiều trong cuộng. 

 

Húng quế mùi thơm hắc thường cũng để ăn với lòng lợn tiết canh ngon như húng Láng. Đặc biệt thịt cầy húng quế thường phải đi đôi với nhau mới ngon, bùi. 

 

Thìa là có mùi thơm át mùi tanh nên thường dùng nấu món cá dấm, cá om cải, cá quả luộc, mộc ếch hay trứng đúc thịt. Thìa là làm tăng gia vị cho các món sa lát, súp cũng như phó mát trắng trong món Âu. Thìa là băm nhỏ trộn với bơ sẽ được món "patê xanh" thơm ngon mà người phương Tây ưa thích. 

 

Tía tô

 

Tía tô có mùi thơm đặc biệt. Lá tía tô có loại mầu tím sẫm, có loại mầu xanh non nhưng đều công dụng như nhau. Tía tô trộn lẫn với rau sống khi ăn bún chả, nem rán nhưng ngon hơn cả là thái nhỏ nấu với ốc nhồi giả ba ba hoặc cháo cá. Khi bị cảm ăn bát cháo hành củ thật nóng rắc tía tô tím thái nhỏ trộn đều sẽ thấy nhẹ hẳn người, khỏi bệnh. 

 

Kinh giới cũng ăn kèm với rau sống để ăn những món chả, món rán. Món sứa đậu phụ nướng không có kinh giới, dù có chấm với chanh ớt cũng mất ngon và lợm giọng vì tanh. 

Cây sả lấy rễ, củ, làm gia vị, lá làm nước gội đầu. 

 

Mùi tàu

 

Lá mùi tàu ăn với các món tôm, cua, cá biển để tăng hương vị. Ăn sống hoặc ăn chín đều được và vẫn giữ nguyên mùi thơm hăng hắc. 

 

Lá lốt

 

Lá lốt mọc trong vườn nhà có nhiều bóng cây. Lá lốt thái nhỏ nấu ốc, gói chả nướng gọi là chả lá lốt cũng thơm như xương sông nhưng hương vị hơi khác nhau. 

 

Diếp cá là loại rau mọc hoang ở những vùng đất ẩm. Khi cần ăn sống với món cá người ta tìm hái ở ngoài bãi ruộng ít khi phải mua. Diếp cá có mùi tanh hơn cả cá. Dân Nam Bộ rất thích loại rau này nhưng người ngoài bắc thì lại không hợp khẩu vị bởi chỉ quen rau thơm. 

 

Cải cúc sống dùng để ăn với cá, chủ yếu là cháo cá sẽ thấy bốc lên mùi thơm ngon hấp dẫn, dễ chịu. 

 

Củ riềng cũng là giống cây hoang dại, rừng nhiệt đới nào cũng có. Cá kho tộ, thịt chó bảy món thiếu riềng là không ngon, nhất là món nhựa mận. Nồi cá kho lót giềng dưới đáy cùng với lá chè tươi kho khô, ăn hết cá lại ăn cả riềng lẫn mùi cá ngấm sâu trong ruột, ăn bùi bùi béo béo cứ tưởng như vẫn đang ăn cá. 

 

Củ gừng cay thơm tẩy mùi tanh của bóng bì, mực, cá, thịt gà, thịt bò. Gừng đập dập nấu canh cải cá quả, ốc hấp lá gừng. Thịt gà, thịt vịt luộc trong nước gừng dậy mùi béo mỡ. Gừng đi đôi với muối trong bát nước dùng ngon ngọt nên có câu "Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau". 

 

Hành hoa

 

Hành hoa không có củ, ống lá nhỏ, mùi thơm dịu. Người phương Tây gọi hành hoa là "cỏ quý". Bát phở tái, phở chín không có hành hoa thì không thể thơm. Nếu lại rắc một nắm lá hành củ cọng to xanh thẫm thái nhỏ vào bát phở thì lập tức bát phở sẽ chẳng ra gì bởi có mùi hôi nên hành củ chỉ ăn củ, thái mỏng ngâm dấm hoặc xào nấu, còn cọng bỏ đi. 

 

Ớt tươi

 

Ớt tươi ở ta có nhiều loại: ớt chỉ thiên, ớt hạt tiêu, ớt Bình Trị Thiên, ớt cà chua, ớt móng gà, ớt rau Đà Lạt... ớt là gia vị độc đáo trong các món chấm với bất kỳ món đặc sản nào. ớt ngâm dấm cay dịu, ớt tươi thái khoanh bỏ vào nước chấm có thể ăn với tôm, cua, thịt, phở, mỳ... với bất cứ món nào. 

 

Tỏi Khô

 

Tỏi khô vừa là gia vị vừa là dược liệu nhưng không hợp với người loét dạ dày, suy gan và đau thận. Tỏi ngâm dấm ớt hòa với nước mắm ngon chấm rau muống luộc mùa hè, chấm măng xào, nem rán, bún chả. Thiếu tỏi như cảm thấy thiếu vắng một cảm khoái khi ăn. Thịt bò xào tỏi dậy mùi thơm phức. 

 

Một thứ gia vị không thể thiếu được khi ăn món thịt gà luộc là lá chanh non. Mầu xanh của lá chanh, mầu vàng của da gà béo trở thành một bản "hòa tấu" trong ngày vui, ngày giỗ, ngày Tết chẳng cần thứ "âm hưởng" nào khác.

Người đăng: saigonopentour.com

02/07/2009

Trảng cỏ Bù Lạch (Bình Phước) được bao bọc bởi cả một khu rừng nguyên sinh và một lòng hồ rộng ở giữa. Màu xanh ngút ngàn của cỏ, rừng, hồ nước cùng với không khí trong lành, tạo nên nét đặc trưng cho nơi đây.

Gập ghềnh đường vào trảng

Trảng cỏ Bù Lạch.
Trảng cỏ Bù Lạch cách trung tâm huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước hơn 20 km với diện tích gần 500 ha. Với vài điểm tham quan như núi Bà Rá, thác Mơ, sóc Bom - Bo, Bình Phước vẫn chưa được nhiều khách du lịch quan tâm, chính vì thế người ta lại càng ít biết đến trảng cỏ Bù Lạch. Tuy nhiên, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ nơi đây lại là điều thu hút chúng tôi lên đường tìm đến.
 
Khởi hành từ trung tâm TP HCM, dùng xe máy đi thẳng về trung tâm huyện Bù Đăng và hỏi thăm người dân địa phương đường vào trảng cỏ. Từ đây vào đến trảng cỏ là cả một đoạn đường chông gai nhưng không kém phần ngoạn mục. Đường đi ngày càng dốc và nhỏ lại, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Hoa sim điểm xuyết một màu tím thơ mộng cho những hàng cây bên đường. Những vườn điều đỏ rực trái chín, những dòng suối róc rách chắn ngang đường đi tạo thêm nét chấm phá cho bức tranh thơ mộng này…

Vượt qua những đoạn dốc thẳng đứng, du khách sẽ dần tiến vào khu vực trảng cỏ. Khí trời trở nên mát hơn, dễ chịu hơn. Địa hình thay đổi đột ngột từ đèo dốc sang bằng phẳng và cuối cùng, hiện ra trước mắt một không gian rộng lớn với màu xanh ngút ngàn của cỏ…

Bức tranh thủy mặc giữa núi rừng

Trảng cỏ Bù Lạch như một tồn tại lạ lùng, nằm lọt thỏm giữa bao la núi rừng với thác, suối, đèo. Cỏ xanh mướt pha lẫn với màu tím hoa sim tạo thành một bức tranh quyến rũ. Chúng tôi như lặng đi trước không gian xanh đến lạ kỳ. Trảng rộng mênh mông, ở giữa là một hồ nước trong vắt. Không gian vắng lặng, tiếng gió rì rào quyện lẫn tiếng chim rừng. Chúng tôi bắt gặp những đàn trâu lững thững đi dạo trên trảng, những lon sắt rung rinh dưới cổ thay cho lục lạc… Theo người dân địa phương, vào mùa khô, cả trảng cỏ chuyển sang màu vàng rực. Nhưng chỉ một cơn mưa là màu xanh mướt như ngọc lại trỗi dậy.

Hồ nằm giữa trảng cỏ tạo nên một khung cảnh nên thơ, lãng mạn.
Sau khi đi dạo một vòng quanh hồ, du khách sẽ được ghé vào căn nhà Rông duy nhất ở đây chuyên cung cấp thức ăn, nước uống cho người đến thăm trảng. Tại đây, bạn có thể thưởng thức món gà rừng hấp dẫn. Sau những giờ lang thang trên cỏ, bạn có thể đến gần bìa rừng để thưởng thức những trái sim rừng tim tím, khiến bạn thích thú với vị chua chua, ngọt ngọt rất lạ. Vượt qua những bụi sim là đường mòn vào rừng với thảm động thực vật phong phú và nhiều loại phong lan. Tuy nhiên, hiện nơi đây chưa có các dịch vụ du lịch nên phải cân nhắc thật kỹ trước khi khám phá rừng vì lý do an toàn.

Chúng tôi cắm trại một đêm tại trảng cỏ. Sáng ra, lên đường về TP HCM nhưng lòng tôi vẫn luyến tiếc màu xanh nơi đây. Hẹn gặp lại trảng cỏ Bù Lạch và khu rừng nguyên sinh trong một chuyến đi khác được chuẩn bị kỹ càng hơn.

Theo Phụ Nữ TP HCM
Người đăng: thanhnt


Trở lại
Thêm địa danh

Tiep Thi Quang Cao