International Tourist Corp
Ngôn ngữ:
English


Vịnh Hạ LongLặn biển Phú QuốcTour Tây Bắc ngắm ruộng bậc thang

Cấm Sơn (Hà Giang): Một kỳ quan trong lòng thị xã
04/05/2009

Moi chuyen di la mot niem vui
Không phải thị xã nào cũng được thiên nhiên ban tặng cho một địa thế đẹp như vậy. Thị xã Hà Giang đã được sự ưu ái đến hậu hĩnh, ngay giữa lòng thị xã “Cấm Sơn” nổi lên như một kỳ quan thiên nhiên kỳ vĩ. “Cấm Sơn” thuộc phường Nguyễn Trãi.

Theo kết cấu địa chất núi được chia thành hai vùng riêng biệt. Phía từ đỉnh núi chạy dài theo dốc Mã Tim chủ yếu là núi đá vôi tai mèo với địa hình hiểm trở, hang sâu vách đá dựng đứng, như con Sư Tử với dáng oai vệ. Từ trên đỉnh núi trải dài về phía sông Lô là rừng núi đất, sườn núi vách dốc trải dài suốt từ đường 19/5 đến Quảng trường 26/3. Dưới chân núi “Cấm Sơn” là những phố phường đông đúc dân cư làm ăn sầm uất.

 

Nhưng chắc rằng người dân Hà Giang ít ai có thể hiểu, thấy hết được những vẻ đẹp tự nhiên, song cũng đầy huyền bí của “Cấm Sơn”, vì là núi đá hiểm trở nên có rất ít đường lên núi, chỉ có một con đường độc đạo duy nhất có thể leo lên đỉnh núi. Trên đỉnh núi, nơi có một hang sâu thẳm, thẳng đứng như một cái “giếng trời”. Chính với địa thế hiểm trở và độc đáo này mà khi thực dân Pháp xâm lược, đã chọn nơi đây là chốt canh giữ chính, để bảo vệ thị xã.


Theo truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian, đội quân “cờ đen” của Lưu Vĩnh Phúc, khoảng những năm 1870 - 1875, địa hạt Hà Giang có đội quân “cờ vàng” của Hoàng Sùng Anh kéo đến để cướp bóc, chúng bị đội quân của đồng bào các dân tộc là “Quân cờ trắng” đánh trả quyết liệt, bao vây truy kích, năm 1875, quân “Cờ vàng” của Hoàng Sùng Anh bị co cụm, đội quân của mình lên núi Cấm để cố thủ, lương thực cạn kiệt dần, xung quanh núi Cấm lại bị bao vây chặt chẽ, biết không thể thoát, cả tướng lẫn quân “Cờ vàng” đã nhảy xuống hang sâu trên núi tự vẫn. Với tấm lòng bao dung và nhân ái nhân dân địa phương đã lập ngôi miếu thờ nhỏ, cầu nguyện cho những linh hồn oan khuất được siêu thoát. Núi đã trở thành nơi linh thiêng ít có người dám lên, núi “Cấm sơn” càng trở nên huyền bí. Trải qua những năm tháng thăng trầm của thời gian miếu thờ cũng không còn nữa dân địa phương đã đưa về thờ tại “Cấm Sơn Linh Từ” dịch là ngôi đền núi Cấm(nay là đền Mẫu). Trên đỉnh núi hiện vẫn còn vết tích của những hang đá sâu, hệ thống hầm hào, lô cốt của Pháp.


Trong những năm gần đây, với chủ trương khai thác tiềm năng của núi Cấm phục vụ cho việc phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội. Núi cấm đã được đầu tư xây dựng tháp truyền hình lớn của tỉnh, và một số thiết chế văn hóa du lịch. Từ dưới chân núi (cầu Yên Biên II) ta có thể đi lên núi bằng xe máy, ô tô đến lưng chừng núi, tiếp tục đi bộ theo con đường bậc thang đổ bê tông ngoằn nghèo cạnh sườn núi, luồn lách qua những kẽ đá tai mèo dựng đứng, bên là vực sâu thăm thẳm với những dây song mây rậm rạp đưa ta trở về ngược dòng thời gian, tìm thấy những dấu ấn lịch sử của “Cấm sơn”. Từ trên đỉnh núi ta có thể nhìn thấy toàn bộ phong cảnh thị xã Hà Giang thơ mộng. Năm ngả đường đổ về thị xã, hoà quyện cùng với hai dòng hợp lưu của sông Lô và sông Miện trong xanh chảy giữa lòng thị xã, xung quanh thị xã là những dãy núi thế Rồng chầu Hổ phục, bao quanh những công viên cây xanh và những khu đô thị sầm uất, thể hiện sự bền bỉ và trường tồn của một thị xã đầy tiềm năng du lịch.


Hiện nay “Cấm sơn” hàng ngày đón nhiều du khách trong và ngoài tỉnh tới tham quan và chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thị xã Hà Giang đầy thơ mộng.

Với nét đẹp kỳ vĩ của núi Cấm và sự đầu tư khai thác phát triển du lịch, hy vọng núi Cấm sẽ là một kỳ quan, điểm du lịch hấp dẫn nhất của thị xã trong tương lai.

Người đăng: thanhnt


Trở lại
Xem tất cả

Thêm địa danh

Tiep Thi Quang Cao